Thịt lợn Nga ế ẩm do xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

Img_img_ris196111063-1024x683-1-848x565-081622_46
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Chủ tịch Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga Yuri Kovalev cho biết sản lượng thịt lợn của nước này dự kiến ​​sẽ tăng 200.000 tấn trong năm nay, nhưng khó xuất khẩu.

Một trang trại lợn ở Nga. Trong quý đầu tiên của năm 2022, sản lượng ngành chăn nuôi lợn của Nga tăng 5,8%, tương đương 67.500 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.  Ảnh: Henk Riswick

Một trang trại lợn ở Nga. Trong quý đầu tiên của năm 2022, sản lượng ngành chăn nuôi lợn của Nga tăng 5,8%, tương đương 67.500 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.  Ảnh: Henk Riswick

Theo ông Kovalev, trong quý đầu tiên của năm 2022, sản lượng ngành chăn nuôi lợn của Nga tăng 5,8%, tương đương 67.500 tấn so với cùng kỳ năm trước và dự báo cả năm nay có thể đạt mốc 4,4 triệu tấn. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thịt lợn đang bị thu hẹp do các chính sách cấm vận từ phương Tây nên nguồn cung trên thị trường nội địa dự báo sẽ tăng thêm khoảng 100.000 tấn.

Năm 2021, Nga xuất khẩu tổng cộng 124.000 tấn thịt lợn, so với 115.400 tấn vào năm 2020.

Cục Hải quan Liên bang Nga ước tính, trong năm ngoái, có 53.200 tấn thịt lợn của nước này được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, 32.300 tấn sang láng giềng Ukraine, 26.100 tấn đi Belarus, 5.100 tấn đi Mông Cổ và 4.800 tấn đi Kazakhstan. Tổng cộng, Nga đã xuất khẩu thịt lợn sang 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình thế dư cung thịt lợn trong nước đang buộc Nga chỉ có thể trông đợi vào sự gia tăng tiêu thụ của thị trường trong nước, bất chấp giá cả không được ổn định.

Ông Kovalev cho biết, bắt đầu từ năm 2020, rủi ro chính đối với ngành chăn nuôi lợn Nga là do thị trường nội địa dư thừa quá mức. Ông nói thêm rằng trong 2 năm trước, vấn đề này đã được giải quyết bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng dự báo năm nay tình hình kinh doanh sẽ ngày thêm ảm đạm.

“Năm nay, chúng tôi chỉ có thể trông chờ vào sự gia tăng tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ khả thi nếu những bộ phận dân cư dễ bị tổn thương nhất nhận được sự hỗ trợ (từ chính phủ). Nếu không, người chăn nuôi lợn sẽ phải giảm giá bán tại trang trại, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người chăn nuôi và ngành hàng lợn, vốn đã phải gánh chịu khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao”, ông Kovalev nói.

Trong năm 2022, chi phí sản xuất trong ngành chăn nuôi lợn của Nga dự kiến ​​sẽ đội chi phí tăng từ 15% đến 20%. Tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn Nga được cho là ít phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu hơn so với một số phân khúc khác của ngành chăn nuôi, do vậy nó đã đối phó khá tốt với những thách thức mới.

Phát biểu tại một hội nghị hồi đầu tháng 5, ông Kovalev cho rằng không một bộ phận nào của ngành chăn nuôi Nga cảm thấy dễ thở trong điều kiện bị thị trường quốc tế áp các lệnh trừng phạt mới.

“Nhiệm vụ chính của nông dân là thích ứng với công việc sản xuất- kinh doanh của họ trong các điều kiện mới càng nhanh càng tốt. Khi chúng ta đang dôi dư sản lượng thịt dự trữ, ngay cả khi giá thịt tăng người chăn nuôi phải tìm ra các thị trường mới”, ông Kovalev nói và cho biết thêm rằng khi chế độ trừng phạt tăng cường, các vấn đề mới có thể phát sinh, bao gồm cả lĩnh vực hậu cần và thanh toán. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài sẽ ngừng hợp tác với Nga vì một số áp lực.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp

0906732376