Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

BÒ BỊ SƯNG YẾM LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

18593675-4916-4882-97cc-5003c491e41d
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Bò bị sưng yếm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Theo chuyên gia, bò bị sưng yếm là triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu. Vậy ngoài triệu chứng bò bị sưng yếm thì còn những bệnh lý nào khác, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hình 1: Bò bị sưng yếm

Tác nhân gây bệnh

Bệnh ký sinh trùng đường máu gây ra tình trạng bò sưng yếm là  do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi sống ký sinh gây ra.

Tiên mao trùng ở dạng đơn bào, được xác định là có kích thước nhỏ, sống ký sinh, có khả năng di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do. Chúng sinh sôi trong máu, sau đó tiết ra độc tố để làm suy yếu và có thể giết chết bò.

Bệnh không lây trực tiếp từ con bò ốm sang con bò lành mà do các loài ruồi trâu và mòng hút máu sẽ mang mầm bệnh đi truyền bệnh. Ngoài ra, đỉa, vắt cũng được coi là môi giới truyền bệnh. Bệnh này còn lây qua đường tiêu hóa, đường phân…

Hình 2: Tác nhân gây ra bệnh sưng yếm

Tiên mao trùng ký sinh trong máu sẽ hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố nên thường gây sốt ở bò. Độc tố Trypanon sẽ làm hủy hoại hồng cầu và ức chế các cơ quan tạo máu, độc tố này gây ra tình trạng viêm ruột ỉa chảy, và có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.

Thực tế, bò rất mẫn cảm với bệnh này. Trước đây, ở Việt Nam thường thấy bệnh phát triển vào thời kỳ đông xuân giá rét, thiếu cỏ, làm việc nặng hoặc sau các đợt lũ lụt, cỏ chết thiếu thức ăn…

Triệu chứng của bệnh

Ngoài triệu chứng bò bị sưng yếm, khi bị mắc ký sinh trùng đường máu, bò còn bị sốt cao 40 – 41 độ C. Có khi sốt đến 2 ngày liền, sau đó nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Sau 2 – 6 ngày, nhiệt độ cơ thể bò lại tăng, cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều đợt ( đây được gọi là sốt làn sóng).

Hình 3: Triệu chứng của bệnh sưng yếm

Khi con vật sốt cao sẽ có những biểu hiện triệu chứng thần kinh: quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy lẩy bẩy…(triệu chứng này thường có ở bò khi bị bệnh cấp tính).

Khi bị bệnh tiên mao trùng, bò bị thiếu máu và suy nhược. Bệnh có thể kéo dài từ 1-2 tháng, con vật ngày càng gầy, da khô mốc. Sức khỏe bị suy yếu dần, dẫn đến kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm.

Niêm mạc ở mắt có máu tụ màu đỏ tía, đôi khi cũng có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo. Có khi mắt của bò bị  sưng húp, sau 2 – 7 ngày mắt đỡ sưng.

Khi bò chết, mổ khám, sẽ thấy máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim thường có nước màu vàng da cam. Những chỗ thuỷ thũng sẽ có chứa chất nhầy như keo. Thịt của bò bị nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều có biểu hiện sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, phần yếm, ruột non, ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm.

Cách điều trị bò bị sưng yếm

Cần phát hiện sớm và kịp thời chữa trị khi thấy bò bị sưng yếm, người nuôi cũng có thể tham khảo phác đồ điều trị  bằng cách kết hợp các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng Trybabe để phòng và điều trị bệnh. Trong nhiều trường hợp, tác dụng phòng bệnh có thể kéo dài 4 – 6 tháng.
Hình 4: Cách điều trị bò bị sưng yếm
  • Ở nước ta, người nuôi thường dùng Trybabe để điều trị bệnh tiên mao trùng. liều dùng

Hòa tan thuốc với 20 ml nước cất hoặc nước sinh lý mặn, lắc đều cho tan hết. Tiêm bắp sâu, liên tục trong 2 ngày.

Trị bệnh: 1 ml/6,5-15 kg thể trọng.

Phòng bệnh : Nên tiêm vào tháng 4 và tháng 9 mỗi năm để phòng bệnh

  • Tiêm trợ lực: Người nuôi có thể sử dụng nước sinh lý mặn 0,9%: 150 – 250 ml, tiêm tĩnh mạch; Nước sinh lý ngọt 5%: 200 – 300 ml, tiêm tĩnh mạch; hoặc long não nước 10%, liều lượng 40 – 50 ml; Clorua canxi 10%: 70 – 100 ml, tiêm tĩnh mạch.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Cách tốt nhất để bò không bị sưng yếm, tránh tổn thất kinh tế khi bò bị bệnh ký sinh trùng đường máu là cần có phương pháp phòng tránh hiệu quả, cụ thể đó là:

  • Luôn chú trọng giữ chuồng trại và khu vực chăn nuôi sạch sẽ. Thường xuyên thu gom phân, chất thải của bò để xử lý bằng biogas hoặc ủ nóng sinh học, giảm thiểu chất thải trong chuồng nuôi. Chú ý phát quang bờ bụi và khai thông các cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn nuôi nhằm khiến côn trùng không có nơi cư trú.
Hình 5: Cách phòng bệnh bò bị sưng yếm
  • Người nuôi cần định kỳ kiểm tra máu mỗi năm hai lần để có thể phát hiện các loại ký sinh trùng đường máu. Hàng năm, cần theo sát và thực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng (tháng 3 đến tháng 4 hàng năm).
  • Thường xuyên diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh (ve,mòng) bằng Fly-Killer.
  • Cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho bò.

 

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

  • Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
  • Hotline: 090.6732.376
  • Gmail: nuoibo.vn@gmail.com
  • Website: http://nuoibo.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn
0906732376