Giá trâu, bò xuống thấp, người chăn nuôi khó chồng khó

Giá Cả Thịt Bò Hôm Nay_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Những tháng gần đây, giá trâu, bò thịt trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 13-24% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, giá thức ăn lại tăng 20-30% khiến cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ nuôi trâu, bò đã điều tiết giảm số lượng vật nuôi, một số hộ thậm chí tạm dừng.

Ông Hoàng Văn Thế, xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá (Võ Nhai) hiện có trên 10 con bò 3B đạt trọng lượng trên 500kg và có thể xuất bán. Tuy nhiên, với giá thu mua hiện chỉ từ 82-85 nghìn đồng/kg, ông sẽ lỗ từ 1-2 triệu đồng mỗi con.
Ông Hoàng Văn Thế, ở xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá (Võ Nhai) có hơn 10 con bò 3B đạt trọng lượng trên 500kg và có thể xuất bán. Tuy nhiên, với giá thu mua hiện chỉ từ 82-85 nghìn đồng/kg, ông sẽ lỗ từ 1-2 triệu đồng mỗi con.

Qua hơn 4 năm nuôi bò 3B (BBB), ông Nguyễn Lâm Tới, ở xóm Cà Phê, xã Minh Lập (Đồng Hỷ) chưa bao giờ thấy giá bò xuất chuồng thấp như thời gian gần đây. Những tháng cuối năm 2022, gia đình ông xuất chuồng được 60 con bò 3B, đạt tổng trọng lượng trên 30 tấn, với giá trung bình chỉ 80 nghìn đồng/kg, giảm trên 10 nghìn đồng/kg so với đầu năm 2022.

Theo ông Tới, một con bò 3B nuôi 12 tháng được xuất chuồng đạt trọng lượng trung bình khoảng 500kg. Với chi phí giống 25 triệu đồng, thức ăn 13 triệu đồng, lãi vay ngân hàng khoảng 2,5 triệu đồng thì giá bán bò phải đạt mức 90 nghìn đồng/kg mới đủ trang trải các chi phí. Còn khi bán với giá 80 nghìn đồng/kg, người chăn nuôi sẽ lỗ khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đồng/con. Đó là chưa kể chi phí thuê nhân công, thuốc thú y, điện, nước sạch…

Còn gia đình ông Hoàng Văn Thế, ở xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá (Võ Nhai) hiện có trên 10 con bò 3B đạt trọng lượng trên 500kg/con có thể xuất bán. Tuy nhiên, với giá thu mua như hiện nay, ông Thế sẽ lỗ từ 1-2 triệu đồng/con.

Theo một số hộ chăn nuôi và đầu mối thu mua trâu, bò trên địa bàn huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ: Nếu như thời điểm đầu năm 2022, giá thu mua trâu thịt đạt trên 90 nghìn đồng/kg thì đến cuối năm 2022, giá sụt giảm chỉ còn 60 nghìn đồng/kg. Giá bò thịt cũng giảm từ 90-93 nghìn đồng/kg xuống còn khoảng 80 nghìn đồng/kg. Có thời điểm giá bò thịt xuống tới 75 nghìn đồng/kg.

Hiện tại, ở hai địa bàn trên, giá thu mua trâu, bò đã tăng nhẹ so với cuối năm 2022 và đạt mức 70 nghìn đồng/kg với trâu thịt và 82-85 nghìn đồng/kg bò thịt.

Sau khi xuất bán 15 con bò 3B vào cuối năm 2022 và bị lỗ hàng chục triệu đồng, ông Chu Văn Tiến, ở xóm Đồng Ruộng, xã Tràng Xá (Võ Nhai) đã tạm dừng nuôi bò.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giá thu mua trên toàn tỉnh trung bình tháng 1 và tháng 2/2023 đang ở mức gần 78,7 nghìn đồng/kg đối với trâu thịt và gần 82,3 nghìn đồng/kg đối với bò thịt. So với giá bán trung bình vào cùng kỳ năm ngoái, giá trâu, bò thịt thời điểm hiện tại lần lượt giảm 24,9% và 13,3%.

Tính đến đầu năm 2023, toàn tỉnh có trên 93,4 nghìn con trâu, bò – giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Trần Xuân Điển, Trưởng xóm Cà Phê, xã Minh Lập (Đồng Hỷ), cho biết: Tính từ đầu năm 2022 trở về trước, mỗi con trâu, bò xuất bán, chúng tôi thu lãi khoảng 12 triệu đồng. Nhưng hiện nay, người chăn nuôi lại phải chịu lỗ một vài triệu đồng mỗi con. Vì vậy, một số hộ chăn nuôi đã giảm số lượng nhập trâu, bò giống sau khi xuất bán.

Còn ông Chu Văn Tiến, xóm Đồng Ruộng, xã Tràng Xá (Võ Nhai) thì chia sẻ: Sau khi xuất bán 15 con bò 3B vào cuối năm 2022 và bị lỗ hàng chục triệu đồng, tôi đã tạm dừng nuôi.

Nhận định về nguyên nhân khiến giá trâu, bò sụt giảm mạnh thời gian qua, một số đầu mối thu mua cho rằng, nguyên nhân chính là do thị trường xuất khẩu trâu, bò cả đường chính ngạch và tiểu ngạch đều gặp khó khăn. Ông Đỗ Đình Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: Ngoài nguyên nhân thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như: số lượng trâu, bò thịt trên cả nước năm 2022 tăng hơn so với năm 2021 trong khi mức tiêu thụ nội địa giảm. Cùng với đó là lượng thực phẩm nhập khẩu gia tăng, giá cả cạnh tranh.

Theo ông Trung, để nâng cao giá trị sản phẩm trâu, bò thương phẩm trên địa bàn, người chăn nuôi cần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh được chứng nhận, xây dựng thương hiệu mạnh… Song song với đó, người chăn nuôi cần liên kết theo chuỗi sản phẩm, đẩy mạnh chuyển đổi số, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử…

Nguồn: Báo Thái Nguyên


0906732376