Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã: Phá vỡ đa dạng sinh học, hậu quả khó lường

Dai Ban
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam

Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) vừa công bố Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020, trong đó nhấn mạnh nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá hàng tỉ đôla tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinh học toàn cầu và sức khỏe con người. Đáng chú ý là các nhóm tội phạm ngày càng sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội để bán hàng.

Theo báo cáo này, giới buôn lậu ngày càng có xu hướng dùng các bộ phận cơ thể sư tử, báo đốm và báo hoa mai để thay thế cho hổ. Sự gia tăng các vụ thu giữ sản phẩm từ hổ, thường bao gồm xương để nấu rượu hoặc cao hổ ở Trung Quốc và Việt Nam đã thúc đẩy các nhóm buôn lậu dần chuyển sang nguồn cung ứng các bộ phận từ những loài mèo lớn khác như báo gấm, báo tuyết và báo đốm.

Ước tính hiện có hơn 12.000 cá thể hổ sống trong các cơ sở nuôi nhốt trên khắp thế giới, trong đó có 6.057 cá thể ở Trung Quốc, nhiều hơn quần thể hoang dã còn lại ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Điều đáng nói là không ít cơ sở trong số này dính líu với các mạng lưới buôn lậu.

Trái với nhu cầu gia tăng các sản phẩm từ hổ, nhu cầu về ngà voi và sừng tê giác lại có dấu hiệu giảm liên tục, cụ thể là giá bán từ những kẻ săn trộm ở châu Phi giảm. Dù vậy, dữ liệu từ một số vụ thu giữ ngà voi và sừng tê với số lượng lớn vào năm 2019 cho thấy 2019 tạm thời là một năm kỷ lục về buôn lậu hai nhóm sản phẩm này.

Riêng về tê tê, tình trạng buôn bán tê tê đã tăng gấp 10 lần từ năm 2014 đến 2018. Đặc biệt, các quần thể tê tê giảm mạnh ở châu Á và khiến Tây Phi, Trung Phi dần trở thành trung tâm buôn lậu tê tê. Vảy tê tê thường được sử dụng làm thuốc ở Trung Quốc và Việt Nam.

Kết quả phân tích dữ liệu thu giữ các sản phẩm động vật hoang dã từ 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 2 thập kỷ qua đã tiết lộ quy mô của buôn lậu động vật hoang dã toàn cầu, đồng thời mô tả xu hướng tại các thị trường lậu về gỗ trắc, ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, bò sát sống, mèo lớn và cá chình châu Âu.

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trong những nước có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam cũng là “điểm nóng” về đa dạng sinh học, nghĩa là quần thể các loài động vật hoang dã quý hiếm đang bị suy giảm nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng – mà thủ phạm là nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Mặc dù Chính phủ Việt Nam và các tổ chức bảo tồn trong nước cũng như quốc tế đã có rất nhiều nỗ lực ngăn chặn, song hoạt động săn bắt và buôn bán bất hợp pháp đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các loài động vật hoang dã và đa dạng sinh học của Việt Nam.

Hiện Việt Nam được biết đến như là một nơi có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó có 407 loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam với các mức độ khác nhau từ hiếm đến nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng; 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe dọa nhất trên thế giới.

Nguyên nhân chính là vì mục đích thương mại, đáp ứng nhu cầu thị trường; hơn nữa tham nhũng và bảo kê buôn bán động vật hoang dã trái phép cũng là một trong những nguyên nhân cản trở các nỗ lực điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về động thực vật hoang dã.

Không cần đi đâu xa, chỉ cần sử dụng Internet, truy cập vào các trang mạng xã hội là ta có thể thực hiện được nhiều giao dịch liên quan đến buôn bán động vật hoang dã. Việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp xuất hiện tràn lan và trở thành một trong những hoạt động kinh tế bất hợp pháp lớn nhất đang kéo theo vô vàn hệ lụy.

Trong 10 năm gần đây, xu hướng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã ngày càng phức tạp, mang tính quốc tế hóa, mức độ chưa có dấu hiệu giảm, tính chất cũng nghiêm trọng hơn: có nhiều vụ đã lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu vật được tịch thu, bắt giữ.

Mặc dù Chính phủ Việt Nam và các tổ chức bảo tồn trong nước cũng như quốc tế đã có rất nhiều nỗ lực ngăn chặn, song hoạt động săn bắt và buôn bán bất hợp pháp đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các loài động vật hoang dã và đa dạng sinh học của Việt Nam.

Hiện Việt Nam được biết đến như là một nơi có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó có 407 loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam với các mức độ khác nhau từ hiếm đến nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng; 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe dọa nhất trên thế giới.

Nguyên nhân chính là vì mục đích thương mại, đáp ứng nhu cầu thị trường; hơn nữa tham nhũng và bảo kê buôn bán động vật hoang dã trái phép cũng là một trong những nguyên nhân cản trở các nỗ lực điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về động thực vật hoang dã.

Các hoạt động buôn bán thương mại là mối đe dọa chủ yếu đối với phần lớn các loài thú khác, trong đó có các quần thể của hổ, bò tót (Bos gaurus) và bò rừng (Bjavanicus). Một nghiên cứu tổng quan về tình trạng của 3 loài này vào gợi ý rằng các quần thể của chúng ở Việt Nam đã bị giảm sút nghiêm trọng với số lượng theo thứ tự là 100, 500 và 170-195 cá thể. Kết quả của sức ép kéo dài liên tục từ thị trường lên các loài này sẽ làm cho các quần thể còn sót lại của chúng trở nên vô cùng nhỏ như loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus) bị săn bắt nhiều, hoặc bị tuyệt chủng trong nước như trường hợp của bò xám (Bsauveli). Mặc dù nhiều loài chim bị bắt để tiêu thụ, trưng bày và để thả, đối với các loài này hoạt động buôn bán thương mại vẫn gây ít đe dọa hơn so với sự suy giảm và mất môi trường sống. Tuy nhiên, đối với yểng và vẹt, đặc biệt là vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri fasciata), việc săn bắt phục vụ hoạt động buôn bán vật nuôi cảnh có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm của quần thể, gây mất đa dạng sinh học.

Gánh nặng trong phục hồi các hệ sinh thái

Trước hết, tiêu thụ ĐVHD đang góp phần “tiêu diệt’’ chính con người và đồng loại. Tiêu thụ ĐVHD gây tuyệt chủng loài, mất cân bằng sinh thái, tác động xấu trực tiếp lên con người. Đây không phải là một lý thuyết khoa học xa xôi không thực tiễn nữa, mà tác động xấu từ mất cân bằng sinh thái đã xảy ra và có thể thấy rất rõ ràng, chẳng qua là chúng ta đã phớt lờ hoặc không muốn nhìn thấy điều đó.

Minh chứng cho điều này, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife – SVW) lấy câu chuyện về loài rắn lục xuất hiện ồ ạt ở nhiều nơi và tấn công người vào cuối năm 2018, đầu 2019 là một trong những ví dụ rõ ràng nhất. Một nguyên nhân quan trọng là các loài thiên địch của rắn như cầy, cáo, mèo rừng… đã dần biến mất do trở thành “mồi nhậu”, quần thể loài thú ăn rắn không còn nhiều tại khu vực đó, tạo sự sinh sôi quá mức, thức ăn trong môi trường tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu, rắn hướng đến khu vực dân cư để tìm thêm thức ăn nơi có nhiều gia cầm, chuột bọ là nguồn thức ăn chính của rắn.

Mặc dù chúng ta có thể coi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn với nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ sinh thái mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh chịu hậu quả.

Săn bắt động vật hoang dã trái phép sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự bảo tồn môi trường, khiến gia tăng áp lực lên công tác bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, gây áp lực dữ dội lên các khu bảo tồn thiên nhiên và áp lực lên quần thể của các loài động vật bản địa đang được bảo vệ. Sinh cảnh tự nhiên của các loài bị suy giảm và chia cắt, giảm mật độ cá thể của hầu hết các loài dẫn đến nhiều loài bị biến mất hoặc trở thành rất hiếm, nó sẽ tạo ra gánh nặng cho thế hệ sau trong việc phục hồi các hệ sinh thái.

Hiện nay, một số loài động vật có nhu cầu cao hơn từ những kẻ buôn lậu và người tiêu thụ, dẫn đến sự suy giảm rõ rệt của những loài này trong môi trường sống của chúng do chúng đã bị bắt gần hết, từ đó gây xáo trộn trong hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Do việc săn bắt động vật hoang dã tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm, sản phẩm từ động vật hoang dã có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm trong 50 năm qua đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Những tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã chính là điều kiện thuận lợi khiến con người mắc phải nhiều loại virus nguy hiểm như HIV/AIDS, cúm gia cầm, cúm lợn, SARS, Ebola, MERS. Nguồn lây lan ban đầu của Covid-19 – đại dịch đang có ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới – cũng được xác định nhiều khả năng là từ động vật hoang dã.

Để nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tăng thời lượng về chủ đề phòng, chống săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, tạo dư luận và sức ép để các cơ quan chức năng tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác này.

Mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này ở nước ta.

Các cơ quan chức năng cần điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Xóa bỏ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm; Có biện pháp răn đe hiệu quả: Trừng trị thích đáng đối tượng vi phạm vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nhằm răn đe hiệu quả những đối tượng khác.

Việc nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức; kể cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn cần thực hiện nghiêm. Có như vậy hình ảnh Việt Nam dưới cái nhìn là nước tiêu thụ và trung chuyển trong cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác hiện nay sẽ dần dần được xóa bỏ; Tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi thu giữ được. Chỉ giữ lại một lượng mẫu vật nhỏ để dùng trong nghiên cứu khoa học, phân tích ADN và phục vụ giáo dục – đào tạo.

Cơn đơn vị thắt chặt quản lý cơ sở nuôi hổ tư nhân và cho hổ sinh sản không kiểm soát: Từ năm 2007, số lượng cá thể hổ nuôi nhốt ở những cơ sở, vườn thú tư nhân tăng từ 55 lên hơn 189 do sinh sản không kiểm soát. Những cá thể hổ này không có giá trị trong bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp. Do đó, cần đóng cửa những cơ sở tư nhân nuôi hổ. Đồng thời, nghiêm cấm cho hổ sinh sản dưới mọi hình thức nếu như không có giá trị hoặc phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, giáo dục và bảo tồn.

Chúng ta cần chấm dứt hoàn toàn việc nuôi nhốt gấu; khuyến khích những chủ cơ sở tư nhân nuôi gấu tự nhiên chuyển giao cá thể gấy không đòi bồi thường. Ngược lại sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về việc vi phạm bảo vệ động vật hoang dã.

Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật hoang dã bằng các biện pháp: Khi chưa thiết lập được hệ thống quản lý hiệu quả và cơ quan chức năng chưa có đủ khả năng giám sát, quản lý sát xao những cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã thì cơ quan có thẩm quyền không được cấp phép; thu hồi giấy phép đối với các cơ sở nuôi không có đầy đủ bằng chứng hợp pháp, thông tin minh bạch về nguồn gốc động vật hoang dã đang nuôi nhốt hoặc mua bán; xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ địa phương tham nhũng, bao che, cấu kết cho hoạt động nuôi thương mại động vật hoang dã trái phép.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát, quản lý và chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trên địa bàn; Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật hoang dã, bằng các biện pháp: Đóng cửa những trang thông tin điện tử nếu chứa các thông tin rao bán, quảng cáo, hoặc mua bán động vật hoang dã; tăng cường theo dõi và chặn những trang cá nhân trên mạng xã hội được các đối tượng dùng để rao bán động vật hoang dã.

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

0906732376