Nuôi bò theo kiểu chăn thả ở Đắk Lắk – Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Hinh-anh-con-bo-cuoi-dep_024431472
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Hàng chục năm nay tại xã Ea Uy, Krông Pak (Đắk Lắk), người dân đang từng ngày phải gồng mình sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do chính tập quán chăn nuôi trâu, bò của mình gây ra.
Khắp xã, đâu đâu cũng có mùi hôi thối, chỗ nào cũng có phân trâu, bò, thậm chí mới tới đầu cổng làng đã ngửi thấy được mùi đặc trưng này. Về mùa nắng là vậy còn mùa mưa nước chảy lênh láng cuốn trôi phân, trâu bò vào tận trong nhà, nhìn đâu cũng thấy màu đen.
Chăn nuôi lợi về kinh tế – hại về môi trường, sức khỏe
Do đất đai cằn cỗi, hàng năm lại bị mưa lũ hoành hành, đời sống kinh tế của người dân xã Ea Uy, Krông Pak chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp với những cây trồng, vật nuôi chủ đạo như lúa nước, bắp, mỳ… và chăn nuôi trâu, bò. Toàn xã có gần 6.800 hộ dân, trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 2/3 số dân cả xã.
Hiện nay, mật độ chăn nuôi của địa phương đang phát triển khá mạnh với gần 6.000 con trâu, bò, trên 9.800 con heo, và 74.000 gia cầm các loại. Riêng trâu, bò, bình quân mỗi hộ chăn nuôi tới 5- 7 con, có những hộ nuôi với số lượng lớn từ 10- 30 con.
Đây là một lợi thế rất mạnh để phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, do trình độ dân trí chưa cao, tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của bà con đang còn lạc hậu, các loại vật nuôi gần như thả rông, làm chuồng trại không cẩn thận, xử lý chất thải không tốt nên đã gây ô nhiễm trầm trọng.
Hầu hết huồng trại nuôi trâu bò của bà con tạm bợ, không có mái che hay rào cản, thậm chí ở ngay dưới nhà sàn, khu vực sinh hoạt gia đình.
Theo người dân phản ánh, mùa mưa còn đỡ vì không có mùi, còn ngày nắng khắp thôn xóm đều nồng nặc mùi hôi thối. Nếu người lạ mới tới, khó mà “trụ” lại được khoảng vài tiếng đồng hồ.
Ngoài ra, chủ yếu các hộ dân trong xã đều dùng nước giếng tự đào, nhưng lại không xây thành lên cao, nên khi trời mưa, phân gia xúc, gia cầm cứ thế theo dòng nước đổ xuống. Mặt khác, nước phân còn ngấm xuống cả mạch nước ngầm, khiến nhiều giếng nước ở đây luôn trong tình trạng có mùi khó chịu, đen ngòm.
Theo thống kê của trạm y tế địa phương, chỉ tính đầu năm 2010 cho tới nay có hơn 15.000 lượt bệnh nhân đến cơ sở y tế xã để khám và điều trị, người bệnh chủ yếu mắc phải các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…Đó là các bệnh do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm nặng.
Khó thay đổi tập quán
Mặc dù với những tác hại nhãn tiền như vậy mà nhiều người dân nơi đây vẫn không chịu thay đổi tập quán sinh hoạt và chăn nuôi.
Tiếp xúc với chúng tôi ngay tại chuồng trâu nhà mình ông Đ.X.N, thôn 8 thổ lộ: “Vẫn biết hậu quả là như thế, nhưng do gia đình chúng tôi chưa có điều kiện để xây dựng chuồng trại kiên cố nên trâu, bò được cột ngoài trời. Nếu trời mưa thì cột trong vườn cây sau nhà và che tạm tấm bạt bên trên cho vật nuôi đỡ lạnh.”
Anh Y Ngang Niê cho biết: “Tôi sống đây đã nhiều năm, tập quán của người dân nơi đây là vậy, rất khó bỏ được, hầu hết các hộ trong buôn đều làm theo hình thức cũ để tiện trông coi, không nghĩ tới hậu quả lâu dài như thế. Gia đình tôi cách đây hai năm cũng nuôi 8 con trâu bò, nhốt dưới nhà sàn cho dễ quản lý, bây giờ có tiền nên tôi xây ra xa hơn cho sạch sẽ. Suy cho cùng tại “cái khó bó cái khôn”, người dân cũng biết thế nhưng ai dám bỏ ra số tiền lên tới cả chục triệu như tôi để làm chuồng.”
Chính quyền địa phương bó tay
Đứng trước tình cảnh như thế, hằng năm, chính quyền địa phương cũng đã cố gắng phát động nhiều phong trào hữu ích nhằm tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi gia xúc, gia cầm theo quy mô tập trung, xây bể bioga, xử lý chất thải chăn nuôi bằng men sinh học… để không gây ô nhiễm môi trường, mà lại có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Song, mọi biện pháp đưa ra kết quả thu về chỉ là con số không, tất cả đều như “muối bỏ bể” đối với tập quán ngàn đời của bà con nơi đây.
Trâu bò nhốt gần nhà là tập quán từ ngàn xưa tới nay của người dân Tây Nguyên nói chung và Ea Uy nói riêng.
Ông Lê Kỷ, Chủ tịch UBND xã Ea Uy cho hay: “Chính quyền địa phương đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi của bà con, ngoài các phong trào mà địa phương phát động trực tiếp như thu gom rác thải thôn xóm, rọn vệ sinh chuồng trại, chính quyền các cấp còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thông qua các tổ chức y tế, xã hội, lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân, song, cũng chỉ được mấy ngày đầu rồi đâu lại vào đó”.
Huyện Krông Pak cũng đã có nhiều chương trình tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm trong sạch môi trường sống cho bà con xã Ea Uy.
Năm 1998, huyện hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch theo quy mô cụm xã (một giếng khoan) tại buôn Hàng A1. Song tính đến thời điểm này, do tình trạng ô nhiễm quá nặng mà công trình tiêu tốn hàng chục triệu đồng của Nhà nước bị nhiễm bẩn, nước có màu đen, bốc mùi hôi, nên không thể sử dụng vào việc sinh hoạt cũng như ăn uống.
Năm 2010, theo Chương trình 135 của Chính phủ, huyện Krông Pak đã hỗ trợ cho xã Ea Uy trên 200 triệu đồng để xây dựng 224 nhà vệ sinh cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trong xã.
Nhưng do tập quán sinh hoạt lạc hậu, nên phần lớn các nhà vệ sinh chỉ sạch trong mấy ngày lúc mới xây xong.
Theo tìm hiểu của PV, việc chăn thả trâu bò theo tập quán xấu này có rất nhiều nơi, rải đều trên khắp địa bàn tỉnh Đắk Lắk (chủ yếu là người dân tộc thiểu số).
Tính cho tới thời điểm này, mức độ ô nhiễm môi trường ở Ea Uy đã vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều lần, đã đến lúc chính quyền các cấp cần phải nhanh chóng vào cuộc có những biện pháp và việc làm cụ thể.

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

0906732376