Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Bệnh nhiệt thán và những nguy hiểm không lường trước

Gia-suc-chet-dot-ngot
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than, bệnh Anthrax, một bệnh cấp tính truyền nhiễm nguy hiểm ở nhiều loại động vật và cả con người. Sau khi mắc bệnh con vật sốt cao, nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong chỉ sau một thời gian ngắn. Không chỉ lây lan trong đàn gia súc mà bệnh còn lây sang các loài động vật khác và con người gây thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt thán

Nguyên nhân gây bệnh này là một loại trực khuẩn Gram dương họ Bacillus Anthracis gây ra. Đây là một vi khuẩn hiếu khí, có kích thước tương đối lớn và có khả năng sinh ra bào tử. Trong cơ thể động vật chúng tập trung thành từng cặp hoặc các chuỗi 3 – 4 trực khuẩn, đứng yên và không di động.

Ở dạng dinh dưỡng của vi khuẩn không có sức đề kháng cao, dễ bị tiêu diệt bởi các điều kiện bên ngoài như tác nhân vật lý, hóa học khi xác động vật mang bệnh bị thối rữa. Thế nhưng khi được tiếp xúc với không khí thì vi khuẩn lại sinh ra các bào tử. Bào tử có đề kháng cao với nhiều loại thuốc sát trùng. Bào tử tồn tại trong đất trong nhiều năm.

Truc-khuan-gay-bennh
Trực khuẩn gây bệnh nhiệt thán

Con đường lây bệnh

Có  3 con đường lây bệnh nhiệt thán chính là:

  • Đường tiêu hóa: Nha bào lẫn vào nguồn thức ăn hoặc nước uống động vật ăn phải. Đối với con người là do ăn phải thịt gia súc bị bệnh.
  • Nhiễm bệnh qua da: Côn trùng mang mầm bệnh cắn, hút máu, đốt, vi khuẩn theo vào qua đường máu, hoặc nhiễm bào tử qua các vết thương hở trên bề mặt da.
  • Đường hô hấp: Do hít phải nha bào.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa mưa, ẩm thấp là điều kiện tốt cho nha bào phát triển. Tại vùng núi thì phát bệnh vào mùa khô do nguồn cỏ tươi ít, gia súc phải gặm cỏ sát gốc, tiếp xúc với đất có lẫn nha bào. Lúc này nguồn nước ít, tập trung tại vùng ao tù nước đọng, gia súc uống phải nên nhiễm bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Các thể bệnh:

Thể cấp tính: Động vật sốt cao trên 40 độ mệt mỏi, khó thở và thở nhanh. Giảm nhu động ruột và dạ cỏ, tiêu chảy hoặc kiết lị. Xuất huyết bên trong: đi ngoài ra máu hoặc tiểu máu. Có hiện tượng xung huyết và xuất huyết bên ngoài, thở có bọt hồng, sưng vùng hầu ngực. Bò trong giai đoạn cho sữa giảm sữa một cách đột ngột. Bò có thai sẽ bị xảy thai. Diễn tiến nhanh trong 24 – 48 giờ. Tỷ lệ chết là 80%.

Thể quá cấp tính: Gia súc chết một cách đột ngột không có biểu hiện bệnh trước đó. Chúng run rẩy, hai má sưng, khó thở , bỏ ăn, đổ mồ hôi, sốt cao, nghiến răng, lè lưỡi, co giật, mê man rồi quỵ xuống. Âm hộ và hậu môn chảy máu.

Thể bán cấp tính: Ở thể này bệnh tiến triển chậm hơn. Con vật sốt, ăn ít, niêm mạc các cơ quan bị xung huyết. Nhu động trong dạ cỏ yếu. Chảy máu các lỗ tự nhiên. con vật chết sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh.

Gia-suc-chet-dot-ngot
Gia súc chết đột ngột

Thể ngoài da: Con vật xuất huyết ở cổ, phù ở ngực, Nơi sưng phù bắt đầu có hiện tượng thối rữa, có mủ, sau loét đỏ chảy dịch màu vàng đỏ. Hạch lampa sưng đau nhưng không kêu được.

Xác con vật bị bệnh nhiệt thán sau khi chết nhanh chóng bị thối, nhiều khi không có hiện tượng bị cứng. Máu không đông chảy ra từ các lỗ tự nhiên, xuất huyết rộng ở mạng bụng và màng phổi.

Điều trị bệnh nhiệt thán

Gia súc khi phát hiện mắc bệnh tốt nhất nên giết hủy và đốt xác để bệnh không bị lây lan. Trong một số trường hợp có thể điều trị bằng kháng sinh Penicilin hoặc kháng huyết thanh. Nâng cao sức đề kháng của con vật bằng vitamin B1, vitamin C và trợ tim bằng cafein.

Xem thêm>>>

Phòng bệnh nhiệt thán

Khi có dịch xảy ra cần thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh sau:

Khong-giet-mo-gia-suc-benh
Tuyệt đối không giết mổ gia súc bị bệnh
  • Tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • Cách ly tuyệt đối với gia súc bệnh hoặc nghi mắc.
  • Chất thải, thức ăn thừa của gia súc bệnh cần chôn lấp và xử lý bằng vôi bột.
  • Tuyệt đối không mổ và tiêu thụ gia súc bị bệnh.
  • Không vận chuyển gia súc qua vùng đang có dịch.
  • Đốt xác gia xúc bệnh cho đến khi cháy hoàn toàn thành tro, xử lý bằng vôi bột và đắp đất chôn có để biển báo.
  • Vệ sinh chuồng trại bằng Sodium 3 – 5%.
  • Nếu có gia súc bệnh chết trong chuồng cần đốt toàn bộ chuồng nuôi và cải tạo nền chuồng một lớp dày 5cm, sử dụng vôi bột và Sodium xử lý.

Bệnh nhiệt thán gây nguy hiểm không chỉ cho vật nuôi mà cũng ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì vậy cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng bệnh và xử lý khi có bệnh dịch xảy ra.

Liên hệ với chúng tôi:

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

0906732376