Bệnh ký sinh trùng đường máu ở vật nuôi thường do các loài kí sinh trùng gây ra. Hàng năm do thiếu hiểu biết về những kiến thức chăm sóc đàn trâu bò khiến cho vật nuôi mắc bệnh, đem lại những thiệt hại kinh tế không nhỏ cho gia đình. Cùng tìm hiểu về bệnh nguy hiểm này và cách phòng bệnh:
Mục lục
Một số bệnh ký sinh trùng đường máu hay gặp ở trâu bò
Tiên mao trùng
Loại ký sinh trùng gây bệnh: Bệnh do ký sinh trùng đơn bào Trypanosomiase evansi sống trong huyết tương. Chúng di động nhờ đuôi roi. Chúng tiết độc tố vào máu động vật gây suy yếu và giết chết con vật
Đường truyền: Do ruồi, mòng chích truyền bệnh khi hút máu.
Biểu hiện bệnh:
- Bệnh thường biểu hiện mạn tính.
- Con vật lúc sốt 40-41 độ C, lúc không, không có quy luật.
- Dần dần con vật thiếu máu, suy nhược, niệm mạc, da dẻ nhợt nhạt.
- Ỉa chảy kéo dài.
- Phù thũng có thể thấy rõ ở dưới hầu, dưới yếm, bụng, mí mắt, bìu hoặc âm hộ.
- Cấp tính thì có biểu hiện về thần kinh như quay cuồng, run rẩy, đi vòng vòng.
- Bệnh kí sinh trùng đường máu này kéo dài nên con vật ốm yếu, khó phục hồi. Nặng thì sẽ chết.
Điều trị:
- Thuốc trợ sức tiêm cafein hoặc long não nước.
- Thuốc điệu trị nguyên nhân tiêm berenyl.
Lê dạng trùng
Loại ký sinh trùng gây bệnh: Do một loài đơn bào ký sinh trùng trong hồng cầu có hình dạng giống trái lê.
Đường lây truyền: Lê dạng trùng sống ký sinh trong con ve nên khi trâu bò bị ve mang mầm bệnh chích sẽ nhiễm bệnh.
Biểu hiện bệnh:
- Thể cấp tính: 10-15 ngày ủ bệnh con vật mệt mỏi, ăn kém. Sau đó nó bị sốt cao liên tục 40-41 độ trong hàng tuần. Đái ra máu, ban đầu màu hồng, sau đỏ dần rồi chuyển sang màu nâu cà phê. Bỏ ăn, chỉ uống nước, thở khó. Đại tiện ra máu. Có táo bón. Bò chỉ nằm một chỗ, không chịu đứng lên đi lại, mệt mỏi, bồn chồn.
- Thể mạn tính: Con vật sốt nhe, sốt không có quy luật, mệt mỏi, ăn kém dần dần suy kiệt. Thiếu máu nặng, da và niêm mạc mắt nhợt nhạt. Nếu bò lấy sữa thì thấy lượng sữa rất ít, còn bò mà đang mang thai dễ gây sảy thai do không đủ dinh dưỡng nuôi bào thai.
Xem thêm>>>
Điều trị:
Dùng một trong các thuốc sau đây điều trị
- Heamospiridin
- Acriflavin
- Azidin
Tiêm thêm các thuốc trợ sức như long não nước hoặc cafein.
Biên trùng gây bệnh ký sinh trùng đường máu
Loại kí sinh trùng gây bệnh: Đây cũng là một đơn bào ký sinh trong máu động vật gậy bệnh. Vị trí mà nó kí sinh nằm ờ rìa biên của hồng cầu nên gọi là biên trùng. Mỗi hồng cầu có thể tìm thấy từ 1-5 con biên trùng, chúng phá vỡ cấu trúc hồng cầu, hút chất dinh dưỡng và gây thiếu máu cho động vật.
Đường lây truyền: Biên trùng cũng giống với lê dạng trùng là kí sinh trong loài ve hút máu động vật.
Biểu hiện bệnh:
Bệnh có hai thể là cấp tính và mạn tính
- Thể cấp tính: Đây là thể nguy hiểm. Con vật sốt cao 40-41 độ C, lúc lên lúc xuống không theo quy luật. Khi sốt cao thì mệt mỏi, toàn thân run rẩy, cơ bắp co quắp, thở gấp, tim đập nhanh. Chúng ăn kém hoặc bỏ ăn. Miệng chảy nhiều nhớt dãi. Tình trạng thiếu máu nặng khiến da và niêm mạc mắt nhợt nhạt, Không điều trị kịp thời con vật sẽ chết trong khoảng 3-5 ngày tiếp theo.
- Thể mạn tính: Thể này kéo dài dai dẳng khiến con vật dần dần suy mòn. Các triệu chứng có thể kéo dài trong một vài tháng. Vật nuôi ăn ít hoặc bỏ ăn, suy nhược, thiếu máu dần dần đến chết.
- Con vật mang trùng cũng được coi là vật thể trung gian truyền bệnh cho những con khác khi bị ve chích máu.
Điều trị:
Dùng các thuốc sau điều trị
- Heamospiridin
- Sulfantrol
- Azidin
- Quinarcin
- Lomidin
- Rivanol…
Trong đó Rivanol cho hiệu quả điều trị cao. Có sử dụng thêm các thuốc trợ sức khác như cafein và long não nước.
Cách phòng bệnh ký sinh trùng đường máu
Một trong những cách phòng bệnh đối với các loài kí sinh trùng đường máu nói riêng cũng như các loại bệnh khác ở động vật nới chung đó là vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thường xuyên thu gom phân và các chất thải xử lý bằng biogas hoặc ủ phân sinh học. Chất thải chính là môi trường thuận lợi nhất cho các loài vật trung gian truyền bệnh phát triển.
Phát quang các bờ bụi cạnh chuồng trại. Khai thông cống rãnh thoát nước và chất thải thường xuyên để ruồi muỗi, ve, bọ không có nơi cư trú.
Kiểm tra định kì thường xuyên 6 tháng 1 lần để đảm bảo phát hiện sớm vật nuôi bị bệnh, điều trị kịp thời tránh lây lan cho cả đàn.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trâu bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng.
Phun thuốc diệt côn trùng.
Chăm sóc trâu bò bằng cách cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
Bệnh ký sinh trùng đường máu có thể được phòng trừ nếu các hộ chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp trên.
Liên hệ với chúng tôi:
Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn
Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 090.6732.376
Gmail: nuoibo.vn@gmail.com
Website: http://nuoibo.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn
Pingback: Kỹ thuật nuôi bò thịt - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Ketone là gì? Bệnh Ketosis nguy hiểm ở bò - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Catosal - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Bệnh nhiệt thán - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Bệnh xoắn khuẩn lợn do vi khuẩn Leptospira