Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Top 11 sự thật thú vị về ngựa vằn

V1
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngựa vằn thực sự có màu đen, sọc trắng

Nhắc đến sự thật này, hẳn bạn nào cũng thấy nực cười về sự thật quá rõ ràng này phải không nào? Nhưng thực sự lại có những chú ngựa không có sọc trắng mà lại vẫn gọi là ngựa vằn đấy. Nguyên nhân là do chúng bị đột biến gen hay sự pha trộn tính trạng một cách không đồng đều giữa cá thể bố và mẹ.

Mặt khác, ngựa vằn được chia làm ba loài và nhiều phân loài, chúng có nhiều kích cỡ, hình dạng cơ thể và kiểu sọc khác nhau, thâm chí ở một số loài còn khác nhau về cả màu sắc. Các sọc trắng có thể biến đổi thành màu kem và các sọc đen có thể biến đổi thành màu nâu. Một số loài khác còn có sọc bóng mờ nhạt. Đôi khi ngựa vằn còn có những đốm hay màu nhạt đến nỗi bị nhầm tưởng toàn cơ thể chúng đều là màu trắng.

Ngựa vằn thực sự có màu đen, sọc trắng
Ngựa vằn thực sự có màu đen, sọc trắng
Màu sắc khác của ngựa vằn
Màu sắc khác của ngựa vằn

Bản năng tự vệ

Ngựa vằn là loài động vật có khả năng tự vệ cao, chúng cũng rất cảnh giác với các loài săn mồi như sử tử, linh cẩu, báo hoa mai và báo gepa. Khi ngựa vằn đồng bằng cảm nhận được những kẻ săn mồi xuất hiện xung quanh, chúng sẽ sử dụng những âm thanh the thé để cảnh báo cả đàn. Vào ban đêm, ít nhất một thành viên trong bầy đàn sẽ thức trắng đêm để canh trừng. Ngựa vằn núi cũng sẽ sử dụng âm thanh khịt mũi để cánh báo những kẻ săn mồi, tạo cơ hội cho những con còn lại trong đàn trốn thoát. Nếu một con ngựa vằn bị tấn công, gia đình của nó sẽ đến bên và xoay quanh ngựa vằn bị thương. Chúng cùng nhau cố gắng đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ sự an nguy cho cả bầy đàn hệt như sức mạnh đoàn kết của con người vậy đấy các bạn ạ.

Ngựa vằn có bản năng tự vệ cao
Ngựa vằn có bản năng tự vệ cao
Ngựa vằn

Mối quan hệ tự nhiên: đà điểu và ngựa vằn

Đà điểu và ngựa vằn thường sống với nhau để bảo vệ lẫn nhau khỏi các kẻ thù. Đà điểu có thể nhìn rõ hơn và ngựa vằn có thể nghe thấy hoặc ngửi thấy mùi nguy hiểm hơn. Thật là một sự kết hợp vô cùng ăn ý!

Đà điểu và ngựa vằn
Đà điểu và ngựa vằn
Mối quan hệ thân thiết
Mối quan hệ thân thiết
Ngựa vằn có thể thay thế bằng lừa
Do chúng có kích thước cơ thể và tập tính sinh hoạt tương đối giống nhau nên những người làm xiếc đã đánh lừa khán giả bằng cách thay thế ngựa vằn bằng lừa. Điển hình là hai con ngựa vằn chết đói trong một vườn thú ở Palestine và được thay thế bằng lừa sơn với các sọc đen và trắng.
Ngựa và lừa có vẻ ngoài giống nhau
Ngựa và lừa có vẻ ngoài giống nhau
Ngựa vằn
Ngựa vằn

Giá của ngựa vằn

Mọi người phải trả hàng ngàn đô la để săn ngựa vằn và động vật hoang dã châu Phi khác về những nông trại lớn ở Texas để chúng phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của họ.
Ngựa vằn
Ngựa vằn
Ngựa vằn có giá cao
Ngựa vằn có giá cao

Ngựa vằn có thể tấn công người

Mặc dù một số cá nhân con ngựa vằn đã được thuần hóa tuy nhiên hầu hết số còn lại để thuần hóa được là điều không thể. Con người không thể đoán trước được cảm xúc cũng như hành động của chúng vì vậy chúng dễ dàng tấn công con người mọi lúc. Hãy cẩn thận khi đến bên cạnh những con ngựa vằn hoang dã nhé !
Ngựa vằn khá hung dữ
Ngựa vằn khá hung dữ
Ngựa vằn có thể tấn công người
Ngựa vằn có thể tấn công người

Sọc ngựa vằn được coi là một mã vạch

Các nhà khoa học đã xác được rằng: sọc của những chú ngựa vằn được đánh theo một quy luật toán học nhất định và được quy định giống như một mã vạch cụ thể. Và các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng các sọc đen trắng của ngựa vằn giống như mac vạch đẻ xác định các cá thể trong đàn và theo dõi chúng theo thời gian. Ngày nay, ứng dụng công nghệ hiện đại đã cho ra đời một phần mềm đặc biệt có thể quét hình ảnh của ngựa vằn và xác định cá thể bằng cách “đọc” các sọc của chúng giống như mã vạch.

Sọc ngựa vằn được coi là một mã vạch
Sọc ngựa vằn được coi là một mã vạch
Ngựa vằn
Ngựa vằn

Ngựa vằn đang bị đe dọa

Cả ba loài ngựa vằn còn tồn tại đều nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ngựa vằn Grevy đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, với số lượng ít hơn 2.000 con. Nhưng sự tồn tại của ngựa vằn núi và ngựa vằn đồng bằng cũng đang được chú ý nhiều. Ngựa vằn núi dễ bị tổn thương với ít hơn 35.000 cá thể còn lại, ngựa vằn đồng bằng cũng đang nằm trong danh sách nguy hiểm bởi số lượng cá thể đã giảm từ 150.000 đến 250.000.

Mối nguy hiểm lớn nhất của ngựa vằn là con người, chính con người là mối đe dọa đến số lượng giảm dần của loài ngựa vằn. Con người săn bắn và phá hủy môi trường sống của loài ngựa vằn, trực tiếp thu hẹp môi trường sống của loài ngựa vằn. Ngoài ra, ngựa vằn cũng bị đe dọa bởi hạn hán và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mất sự đa dạng di truyền do giao phối cận huyết do số lượng loài ít và sự cạnh tranh thức ăn với gia súc.

Ngựa vằn đang bị đe dọa
Ngựa vằn đang bị đe dọa
Mối nguy hiểm lớn nhất của ngựa vằn là con người
Mối nguy hiểm lớn nhất của ngựa vằn là con người

Có 3 loài ngựa vằn

Có ba loài ngựa vằn là ngựa vằn đồng bằng, ngựa vằn núi và ngựa vằn Grevy. Ngựa vằn đồng bằng là loài ngựa vằn phổ biến nhất, được tìm thấy trên khắp châu Phi, cận Sahara, từ miền nam Ethiopia, Kenya và Tanzania cho đến Botswana và Nam Phi. Mặc dù ít phổ biến hơn ngựa vằn đồng bằng nhưng ngựa vằn núi lại được tìm thấy với số lượng lớn ở Angola, Namibia và Nam Phi. Ngựa vằn Grevy là loài lớn nhất và quý hiếm nhất trong các loài ngựa vằn. Tuy nhiên, loài ngựa vằn này là một loài sống trong hoang dã và chỉ còn khoảng 3.000 con trong tự nhiên mà thôi.

Có 3 loài ngựa vằn
Có 3 loài ngựa vằn
Ngựa vằn
Ngựa vằn

Không thể thuần hóa được ngựa vằn

Trong quá khứ, con người đã từng thuần hóa nhiều loài động vật hoang dã để phục vụ cho mục đích hàng ngày như ngựa, lừa, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn khó lòng thuần hóa được một chú ngự vằn hoang dã. Một trong những người từng thất bại trong việc cố gắng thuần hóa ngựa vằn hoang dã đã chỉ ra nhiều lí do khiến ngựa vằn khó thuần hóa vô cùng. Tất cả đều nằm ở đặc điểm tính cách của loài động vật này, chúng luôn cố trốn thoát khỏi sự chỉ huy và cản trở sự huấn luyện của chủ nhân. Hành vi được cho là “không thể kiểm chứng” này có thể coi là kết quả của quá trình tiến hóa của ngựa vằn, bởi tập tính sống thành từng nhóm lớn trong môi trường tự nhiên luôn luôn xuất hiện những kẻ săn mồi nguy hiểm. Chính bản năng sinh tồn cực kỳ mạnh mẽ của chúng là nguyên nhân khiến chúng ít có sự thân thiện với môi trường mới và đặc biệt là con người.

Không thể thuần hóa được ngựa vằn
Không thể thuần hóa được ngựa vằn
Chính bản năng sinh tồn cực kỳ mạnh mẽ của chúng là nguyên nhân khiến chúng ít có sự thân thiện với môi trường mới và đặc biệt là con người
Chính bản năng sinh tồn cực kỳ mạnh mẽ của chúng là nguyên nhân khiến chúng ít có sự thân thiện với môi trường mới và đặc biệt là con người

Mỗi cử động của ngựa vằn đều thể hiện cảm xúc

Giống như những loài động vật sống theo bầy đàn khác, ngựa vằn cũng có cách giao tiếp với nhau vô cùng đặc biệt. Các biểu hiện trên khuôn mặt của chúng cũng thể hiện một cảm xúc nhất định. Các biểu hiện trên khuôn mặt của ngựa vằn như mở to mắt hoặc nhe răng đều có ý nghĩa cả đó nhé! Ngựa vằn cũng sẽ khịt mũi, huýt sáo để thể hiện rõ cảm xúc của mình. Ngay cả vị trí của tai cũng có thể báo hiệu cảm xúc của chúng. Ví dụ như tai hướng ra phía sau có nghĩa là rắc rối. Một thói quen khác của ngựa vằn là chải chuột cho nhau, đây chính là một trong những cách để củng cố mối quan hệ của chúng với nhau trong một nhóm nhỏ.

Mỗi cử động của ngựa vằn đều thể hiện cảm xúc
Mỗi cử động của ngựa vằn đều thể hiện cảm xúc
Ngựa vằn
Ngựa vằn
Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

0906732376