Thức ăn chăn nuôi tăng giá chóng mặt, đến nỗi làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu

Thythy
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Giá ngũ cốc thế giới đang ở mức cao nhất 8 năm, khiến chi phí chăn nuôi tăng cao và cũng báo hiệu giá thịt tới tay người tiêu dùng sẽ tăng cao hơn nữa.

Chi phí chăn nuôi gà, lợn và bò đang trở nên quá đắt đỏ đến mức làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu.

Vì giá ngũ cốc tăng cao, Perdue Farms, gã khổng lồ trong lĩnh vực chăn nuôi gà của nước Mỹ, đã có 1 động thái hiếm hoi là nhập khẩu đậu tương từ Brazil. Trong khi đó BRF SA, công ty chăn nuôi gia cầm hàng đầu Brazil, lại sang nước láng giềng Argentina để mua ngô và các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Mỹ và Trung Quốc đang mua mạnh lúa mì – thứ thường được sử dụng để làm bánh mì nhiều hơn là trong chăn nuôi.

Những động thái này nhấn mạnh thị trường toàn cầu đã trở nên căng thẳng như thế nào. Giá ngũ cốc thế giới đang ở mức cao nhất 8 năm, khiến chi phí chăn nuôi tăng cao và cũng báo hiệu giá thịt tới tay người tiêu dùng sẽ tăng cao hơn nữa. Với nhu cầu vẫn đang tăng mạnh trong bối cảnh thế giới dần hồi phục từ đại dịch, lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành cho rằng đà tăng còn lâu mới kết thúc.

“Ngành thịt lợn và thịt gà vẫn có lợi nhuận biên tốt, vì thế giá tăng vẫn chưa ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, tại một số nơi ở Mỹ giá ngô đã tăng đủ mạnh đến nỗi các công ty chuyển sang dùng lúa mì”, Brian Williams, phó chủ tịch của Macquarie Group nhận xét.

Thức ăn chăn nuôi tăng giá chóng mặt, đến nỗi làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu

Giá ngũ cốc thế giới đang ở mức cao nhất 8 năm, khiến chi phí chăn nuôi tăng cao và cũng báo hiệu giá thịt tới tay người tiêu dùng sẽ tăng cao hơn nữa.

Chi phí chăn nuôi gà, lợn và bò đang trở nên quá đắt đỏ đến mức làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu.

Vì giá ngũ cốc tăng cao, Perdue Farms, gã khổng lồ trong lĩnh vực chăn nuôi gà của nước Mỹ, đã có 1 động thái hiếm hoi là nhập khẩu đậu tương từ Brazil. Trong khi đó BRF SA, công ty chăn nuôi gia cầm hàng đầu Brazil, lại sang nước láng giềng Argentina để mua ngô và các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Mỹ và Trung Quốc đang mua mạnh lúa mì – thứ thường được sử dụng để làm bánh mì nhiều hơn là trong chăn nuôi.

Những động thái này nhấn mạnh thị trường toàn cầu đã trở nên căng thẳng như thế nào. Giá ngũ cốc thế giới đang ở mức cao nhất 8 năm, khiến chi phí chăn nuôi tăng cao và cũng báo hiệu giá thịt tới tay người tiêu dùng sẽ tăng cao hơn nữa. Với nhu cầu vẫn đang tăng mạnh trong bối cảnh thế giới dần hồi phục từ đại dịch, lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành cho rằng đà tăng còn lâu mới kết thúc.

“Ngành thịt lợn và thịt gà vẫn có lợi nhuận biên tốt, vì thế giá tăng vẫn chưa ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, tại một số nơi ở Mỹ giá ngô đã tăng đủ mạnh đến nỗi các công ty chuyển sang dùng lúa mì”, Brian Williams, phó chủ tịch của Macquarie Group nhận xét.

Thức ăn chăn nuôi tăng giá chóng mặt, đến nỗi làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu - Ảnh 1.

Giá ngô tăng cao, lên ngang bằng với giá lúa mì

Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thay đổi chế độ ăn của vật nuôi cũng gây ra một số rủi ro. Những con gia súc còn non không nên ăn lúa mì và bò có thể bị béo phì nếu ăn quá nhiều. Các nhà nghiên cứu tại ĐH North Dakota khuyến cáo lúa mì không nên chiếm quá 15% khẩu phần ăn của gia súc gia cầm khi bắt đầu giới thiệu loại thức ăn này cho chúng. Màu da của những con gà cũng có thể thay đổi theo chế độ ăn, ví dụ gà ăn nhiều ngô trông sẽ vàng hơn và một số thị trường không ưa chuộng màu da đó.

0906732376