Mục lục
Người đầu tiên nuôi bò sữa ở Long Thành
Ngành chăn nuôi bò lấy sữa có ở huyện Long Thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, chỉ một vài hộ gia đình tự nuôi với quy mô nhỏ nên sản phẩm sữa bò Long Thành chưa được người dân địa phương biết đến. Chính những người nông dân đã từng bước phát triển đàn bò, hình thành trang trại chăn nuôi và tìm cách đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Trong những nông dân đầu tiên nuôi bò sữa ở Long Thành, ông Lâm Quang Trí (ấp Bình Lâm, xã Lộc An), vốn là một y sĩ, được xem là người tiên phong phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa ở huyện Long Thành.
Quá trình khởi đầu của người nuôi bò sữa ở Long Thành
Ông Trí quê gốc ở TP.Hồ Chí Minh, cuối những năm 70 của thế kỷ trước, ông về huyện Long Thành sinh sống và làm y sĩ ở trạm xá xã. Để có thêm thu nhập, ông nuôi heo, gà và về sau chuyển sang nuôi bò thịt. Thấy bò sinh sản tốt, nguồn sữa nhiều, ông Trí nghĩ đến nuôi bò sữa. Ông cho 2 con bò thịt của mình lai tạo với bò sữa ở TP.Hồ Chí Minh để nhân giống. Khoảng năm 1985, ông chuyển sang nuôi bò sữa hoàn toàn. Thời kỳ cao điểm, gia đình ông Trí nuôi gần 200 con bò sữa và trở thành hộ nuôi bò sữa tư nhân lớn nhất tỉnh.
Sữa bò thu được ông đem bán cho các đại lý, nhưng giá thấp và việc thu mua không ổn định. Ông Trí học cách chế biến sữa, nhờ thợ cơ khí làm hệ thống lò rồi cùng vợ chưng cất sữa tươi, làm sữa chua đi bỏ mối quanh khu vực chợ Long Thành. Thời gian đầu, việc tiêu thụ sản phẩm sữa không thuận lợi, ông Trí đem sữa đi biếu người già, trẻ nhỏ trong ấp và nhờ họ góp ý. Về sau, khách hàng đông, ông Trí đầu tư máy vắt sữa, dụng cụ lọc, thanh trùng; đồng thời mở điểm bán sữa trên tuyến quốc lộ 51 với tên gọi sữa bò Năm Trí.
Hiện trang trại bò sữa Năm Trí có hơn 70 con bò đang trong thời kỳ vắt sữa, khoảng 30 con bò sữa hậu bị. Ông đã phát triển được 5 điểm bán sữa và sản phẩm từ sữa, bỏ mối sản phẩm cho khoảng 30 điểm bán trong và ngoài huyện, tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập trung bình 5 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, trang trại của ông cũng nhận bao tiêu sản phẩm cho 3 hộ nuôi bò sữa trong xã với số lượng hơn 30 con. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông tiêu thụ khoảng 600-700 lít sữa tươi nguyên liệu để làm sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, bánh flan (một loại bánh phổ biến làm từ trứng gà và sữa tươi). Lợi nhuận từ trang trại, các điểm bán đạt khoảng 600 triệu đồng/năm.
Một số hộ nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Long Thành cũng mở điểm bán sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cho người dân địa phương và du khách.
Thương hiệu sữa bò Long Thành
Trên thực tế, sữa bò Long Thành chỉ thực sự được đông đảo người tiêu dùng biết đến khi Công ty cổ phần Lothamilk (tiền thân là Công ty liên doanh bò sữa Đồng Nai) ra đời, liên kết với các hộ chăn nuôi, phát triển trang trại và thành lập nhà máy chế biến sữa, điểm bán lẻ ngay tại địa phương.
Sữa bò Long Thành đã và đang chiếm giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp mặt hàng sữa tươi nguyên chất tại thị trường miền Nam và Nam Trung bộ. Hiện trung bình mỗi tháng, công ty cung cấp cho thị trường hơn 1,5 ngàn tấn sữa thành phẩm các loại.
Để có được thành công này, ngay từ khi thành lập, công ty đã liên kết với các hộ, các trang trại, phát triển đàn bò theo quy mô và tiêu chuẩn của công ty. Ngoài đầu tư cho các trang trại bò sữa ở Đồng Nai, công ty còn chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), Long An, Sóc Trăng, Lâm Đồng… và hình thành các trạm thu mua, kiểm duyệt chất lượng đầu vào tại các vùng nguyên liệu.
Nhà máy sữa Lothamilk – thương hiệu của sữa bò Long Thành
Năm 2018, Lothamilk chính thức đưa vào hoạt động giai đoạn 1 nhà máy chế biến sữa theo công nghệ châu Âu với vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng tại phường Tam Phước (TP.Biên Hòa). Phát triển gần 10 dòng sản phẩm là sữa tươi thanh trùng có đường và không đường, sữa chua uống thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, bánh tráng sữa, bánh phèn la, kẹo sữa, bột sữa, sữa bắp và sữa gạo lứt… Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí thơm ngon, bổ dưỡng, tiện lợi cho người dùng.
Hiện tại, công ty phát triển thêm nhiều kênh tiêu thụ khác nhau như: siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, bách hóa tổng hợp. Đến nay, Lothamilk đã xây dựng được hơn 10 trạm dừng chân, kết nối được với gần 20 hệ thống siêu thị, hơn 50 nhà phân phối và hơn 500 điểm bán lẻ khắp cả nước.
Sữa bò Long Thành ngày nay
Được phát triển từ những hộ chăn nuôi nhỏ, hiện nay, sữa bò Long Thành trở thành sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình và du khách. Với sự đa dạng về sản phẩm, kênh phân phối, sữa bò Long Thành đang có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành cả nước. Thành công của thương hiệu sữa bò Long Thành hôm nay một phần là nhờ cách thức tiếp cận thị trường độc đáo và chắc chắn của doanh nghiệp. Thời kỳ đầu, để khẳng định được thương hiệu ngay trên “sân nhà”, công ty đầu tư hệ thống trạm dừng chân bò sữa Long Thành ở tuyến quốc lộ 51 đoạn qua Long Thành và tuyến quốc lộ 1A đoạn qua Đồng Nai, rồi mở rộng liên kết với các trạm dừng chân ở các tỉnh, thành lân cận phục vụ người dân địa phương và du khách.
Review bò sữa Long Thành
Các mem nhà mình có đi Vũng Tàu, nếu có ghé trạm dừng chân bò sữa Long Thành thì vào bên trạm cũ (bên tay phải khi đi từ SG đến VT), đừng vào trạm đối diện nha. Lúc trước mình cũng nhầm lẫn trạm mới xây cùng 1 chủ với trạm cũ, nhưng mới đi lại thì thấy đổi tên thành Trạm dừng chân Liên kết – Long Thành. Mình ghé vào mua 1 chai uống. Thấy ko ngọt, không béo như sữa Long Thành trước đây mình đã uống, uống xong có cảm giác chua miệng, cứ nghĩ là chất lượng đi xuống. Lúc mới mua thấy lạ vì trước đây nhãn xanh dương là sữa ko đường, xanh lá cây là có đường. Mà lúc mình mua người bán đưa mình chai xanh dương và nói có đường, còn xanh lá là sữa chua. Mình cứ nghĩ cty đổi mẫu. Uống thấy khác vị nên mình xem kỹ lại chai, trên chai cũng có hình ảnh bò sữa, màu sắc na ná bò sữa Long Thành, có cả chữ Bò sữa Long Thành, cảm quan có thể nói giống 95%, với người lâu lâu mới uống như mình thì không phân biệt dc. Xem kỹ mới thấy cty sx ghi chữ Healthy milk. Giá rẻ hơn sữa Long Thành. Mình thấy có rất nhiều người mua về, ít thì 5 chai, nhiều thì hơn 10 chai..
Cách phân biệt bò sữa Long Thành của mình:
- Tên cty sx là Healthy milk, của bò sữa Long Thành là Lothamilk
- Sữa Healthy milk ko có hạn dùng, có in 2 dòng NSX, HD và chừa trống
- Nhãn Sữa Healthy milk: màu xanh dương là sữa tươi, màu xanh lá là sữa chua. Nhãn Lothamilk : màu xanh dương là sữa tươi KHÔNG ĐƯỜNG, màu xanh lá là SỮA TƯƠI CÓ ĐƯỜNG.
- Mấy bạn nào rành về sữa này thì thêm ý kiến phân biệt cho mọi người ko bị lừa nha. Lâu lâu mới đi du lịch 1 lần mà mua phải hàng đểu về cho gia đình thì thật đáng buồn
- Sữa ly ghi giá trên tường là 10k/ly, nhưng lúc trả tiền thì đòi 12k/ly. Nhân viên (mặc áo cam đỏ) thì cực kỳ dữ dằn, nhân viên đòi đánh 1 ông khách vì ông này chê sữa bị gì đó.
Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn
Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 090.6732.376
Gmail: nuoibo.vn@gmail.com
Website: http://nuoibo.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn