Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Tăng thu nhập nhờ cải thiện giống bò

Mo-hinh-chan-nuoi-bo-thit-hieu-qua-2
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

STO – Ngoài việc dùng để chế biến món ăn trong ngày thì cá còn dùng để chế biến thành đa dạng các sản phẩm, như: chả cá, chà bông cá, khô cá… Trong các món ăn làm từ cá, không thể thiếu món mắm cá – đây là món ăn có truyền thống lâu đời của nhiều người dân tại các vùng nông thôn. Do vậy, khi nói đến sản phẩm mắm cá, rất nhiều người dân tại các địa phương trong và ngoài tỉnh đều biết đến vựa mắm Cường Quắn, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), bởi đây là vựa chuyên sản xuất mắm cá lóc, mắm cá sặc với sản lượng hàng chục tấn/năm, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động; đặc biệt đây còn là điểm thu mua cá khi người dân đánh bắt trong mùa nước nổi.

Gia tăng giá trị sản phẩm từ việc chế biến mắm cá

Hộ ông Trần Thái Cường (vựa mắm Cường Quắn), xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú sản xuất cá tươi thành mắm với sản lượng lên đến hàng chục tấn/năm, cung cấp cho thị trường tiêu dùng không chỉ trong tỉnh nhà mà còn khắp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kể cả một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chúng tôi có dịp đến tham quan cơ sở làm mắm của gia đình ông Cường mà người dân nơi đây quen gọi ông với biệt danh Cường mắm, bởi ông có thâm niên làm mắm cá 20 năm.

Ông Trần Thái Cường (vựa mắm Cường Quắn), xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) bên vèo cá lóc nuôi tại hộ, nhằm tạo nguồn nguyên liệu để làm mắm. Ảnh: THÚY LIỄU

Nhiệt tình đón tiếp khách trong căn nhà khang trang, rộng hàng chục mét vuông nhờ “nghề làm mắm” mà xây dựng nên, nở nụ cười hiền hòa, ông Cường mời chúng tôi tách trà nóng uống cho ấm lòng, khi ngoài trời mưa còn nặng hạt. Ông Cường bộc bạch: “Trời mưa càng lớn, nước trong ruộng dâng lên cao cộng thêm nước lũ trên đồng, bà con mình làm nghề đánh bắt cá mùa nước nổi sẽ kiếm nhiều cá vào ngày hôm sau, giúp thu nhập người dân tăng lên, đem lại nguồn thu nhập tốt cho hộ dân khi không làm lúa vào những tháng mùa mưa bão như hiện nay. Nhờ nguồn cá đánh bắt của người dân mùa nước nổi mà mỗi ngày tôi thu mua tầm 2 tấn cá sặc, trong suốt hơn 3 tháng (tháng 8 đến tháng 11)”.

Uống ngụm trà nóng hổi, ông Cường tiếp lời: “Nói đến việc sử dụng cá làm mắm, chắc chắn nhiều người dân ở quê mình đều làm được mắm, nhưng để làm mắm bán ra thị trường cho hàng trăm người thưởng thức và giữ chân khách hàng là việc làm khá khó khăn. Chính vì vậy, để duy trì và phát triển nghề làm mắm hơn 20 năm qua, ngoài việc làm mắm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi còn duy trì và tạo được nguồn nguyên liệu để sản xuất mắm thường xuyên cung ứng ra thị trường và loại cá dùng làm mắm là con cá sặc đồng”.

Hồi tưởng thời điểm đến với nghề làm mắm, ông Cường cho biết thêm, ngày xưa gia đình tôi rất khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào việc đánh bắt cá, nhất là vào mùa nước nổi, bắt cá được rất nhiều, sẵn có chút hiểu biết về cách thức làm mắm của người thân truyền đạt lại nên tôi mạnh dạn bắt tay vào sản xuất mắm. Ban đầu chỉ làm quy mô nhỏ lẻ, chỉ vài chục ký mắm bán trong năm, theo thời gian khi có số vốn kha khá, tôi mở rộng thu mua cá thêm nên đã làm lên con số hàng tấn/năm. Mỗi năm tôi xuất bán ra thị trường khoảng 40 tấn – 50 tấn mắm sặc, cá lóc, thu về số tiền hàng trăm triệu đồng. Ngoài số lượng mắm thành phẩm đã xuất bán như trên, tôi còn có số lượng cá muối và mắm thính dự trữ tại hộ thường xuyên, khoảng 70 tấn – 80 tấn để cung ứng đến các khách hàng trong và ngoài tỉnh, khi có nhu cầu mua mắm phân phối, bán ra thị trường”.

Cá đồng sau khi thu mua sẽ thuê lao động địa phương sơ chế trước khi bước vào công đoạn sản xuất ra thành phẩm mắm cá. Ảnh: THÚY LIỄU

Ngoài thu mua cá sặc được đánh bắt ngoài tự nhiên để sản xuất mắm, ông Cường còn tự tạo nguồn nguyên liệu thông qua việc nuôi cá lóc trong vèo hơn 6 năm qua, trong mùa nước nổi, cá lóc nuôi gần giống như trong tự nhiên, bởi thức ăn cho cá được tận dụng từ phế phẩm của con cá sặc làm mắm. Với con cá lóc nuôi vèo tầm 5 tháng là thu hoạch, sản lượng thu về khoảng 15 tấn, tất cả số lượng cá nêu trên đều dùng làm nguyên liệu sản xuất mắm cá lóc, thu về thành phẩm khoảng 13 tấn mắm.

Tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương

Việc sản xuất mắm tại hộ ông Cường đã góp phần tiêu thụ số lượng đánh bắt cá trong mùa nước nổi của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú và thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng).

Là người dân bán cá cho hộ ông Cường dùng làm mắm suốt 8 năm qua, anh Nguyễn Văn Nhí, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú tâm tình: “Nhờ có vựa mắm của ông Cường thu mua cá nên bà con tại địa phương yên tâm ra đồng bắt cá mùa nước nổi. Bởi thường con cá sặc đồng có kích cỡ nhỏ, nếu bán số lượng ít thì thị trường tiêu thụ hết, nhưng bán số nhiều thì rất khó tiêu thụ. Còn khi bán cá cho vựa mắm này bao nhiêu cũng thu mua hết. Với tôi mỗi ngày thả 10 tay lưới, thu hoạch khoảng 20kg cá, bán cho vựa mắm thu về số tiền 300.000 đồng, số tiền trên chi tiêu thoải mái trong gia đình”.

“Từ ngày có vựa mắm của ông Cường, bà con tại địa phương không lo thiếu việc làm, nhất là trong những tháng mùa nước nổi. Đối với tôi thì công việc hàng ngày đến vựa mắm là sơ chế cá sặc đồng dùng sản xuất mắm, đây là công việc nhẹ nhàng, chỉ việc cắt tỉa vây cá, nếu làm nhanh tay sẽ có thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi gắn bó với công việc trên 5 năm. Tôi mong rằng vựa mắm tiếp tục phát triển tốt để tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người dân địa phương” – chị Lê Thị Hai người lao động thời vụ tại vựa mắm chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Cơ – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú thông tin: “Vựa mắm Cường Quắn là một trong những hộ sản xuất mắm lâu năm trên địa bàn huyện. Đây là hộ sản xuất có quy mô lớn và thành phẩm mắm được bán rộng rãi trên thị trường. Nhờ sử dụng con cá đồng làm mắm nên đã tăng giá trị cho con cá, bởi cá sặc tươi bán có giá 15.000 đồng/kg, nhưng khi làm mắm giá bán tăng lên 45.000 đồng/kg; con cá lóc nuôi giá dao động 40.000 – 60.000 đồng/kg, khi thành phẩm mắm có giá 120.000 đồng/kg. Đặc biệt, ngoài việc thu mua cá đồng trong tự nhiên, ông Cường còn tự tạo nguồn nguyên liệu làm mắm, bằng cách nuôi cá lóc trong vèo và tận dụng nguồn phế phẩm từ con cá tươi dùng làm mắm cho cá lóc ăn. Qua đó, hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất mắm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương trong những tháng mùa nước nổi, giúp họ có thu nhập bình quân 70.000 – 300.000 đồng/người/ngày.

Để hỗ trợ hộ sản xuất mắm phát triển bền vững hơn trong thời gian tới và tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm mắm cá đồng trên thị trường, ngành Nông nghiệp huyện sẽ hỗ trợ hộ ông Cường đăng ký nhãn hiệu, mã vạch trên sản phẩm mắm cá; đồng thời, hỗ trợ làm các thủ tục cần thiết, tham gia hội thi đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh. Khi sản phẩm “đạt sao” OCOP sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hơn nữa trên thị trường và đưa sản phẩm vào các thị trường cao cấp…

Nguồn: Sóc Trăng – Cơ Quan Ngôn Luận Của Đảng Bộ, Chính Quyền Và Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng
0906732376