Dê thường được nuôi tập trung ở vùng núi, kỹ thuật chăm sóc dê con không khó, chi phí nuôi dưỡng đàn dê không quá cao chỉ cần bỏ tâm huyết, đầu tư đồng bộ thì hiệu quả mang lại sẽ vô cùng lớn. Trong bài viết này, Công ty Á Châu xin gửi tới bà con kỹ thuật chăm sóc dê con nhanh lớn, ít bệnh tật và mang lại giá trị kinh tế cao.
Mục lục
Các giai đoạn chăm sóc dê con
Giai đoạn từ lúc mới sinh đến 10 ngày tuổi
- Ngay sau khi dê con được sinh ra, cần tiến hành lau khô đồng thời cắt rốn. Sử dụng dây chỉ buộc chặt cuống rốn để cách bụng tầm 4 – 5 cm. Tiếp đó sử dụng kéo cắt cuống rốn và sát trùng bằng thuốc đỏ (povidine). Dê con sau khi sinh cần được giữ ấm ngay (đặc biệt vào mùa lạnh). Tránh để dê con tiếp xúc với môi trường bẩn, vi khuẩn tấn công gây bệnh cho dê sơ sinh
- Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh nếu dê con quá yếu thì chúng ta có thể giúp đỡ cho dê đứng dậy và đến gần vú mẹ. Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được uống sữa vì vậy nếu dê không tự bú mẹ hay dê mẹ vì lý do gì mà chết thì phải cho dê bú sữa của những con dê khác hay cho sữa vào bình để cho dê bú.
Giai đoạn từ 12 đến 45 ngày tuổi
- Cho dê con bú mẹ khoảng 1 lít sữa / ngày, chỉ cần cho dê con theo mẹ là bú đủ sữa, không cần phải cho dê uống thêm sữa ngoài.
- Ngoài ra, để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và tập cho dê ăn thức ăn thô xanh thì cũng có thể cho dê ăn thêm một số thức ăn mềm như chuối chín, bột đậu nành hay một số loại cỏ non.
Giai đoạn sau 45 ngày tuổi
- Đây chính là giai đoạn dê phát triển nhanh chóng, cần phải bổ sung thêm nhiều loại thức ăn vào trong khẩu phần ăn hang ngày của dê. Mỗi ngày nên cho dê ăn thêm thức ăn tinh từ 50-100g, và tăng dần theo sự phát triển của dê. Vào giai đoạn này, sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng chính trong sự phát triển thể chất của dê con vì vậy cần ăn phủ thêm các thức ăn rau củ, ngũ cốc, … để dê phát triển nhanh chóng.
- Tùy vào định hướng của nhà sản xuất, nếu nuôi dê giúp khai thác sữa thì bạn nên cai sữa cho dê lúc 3 tháng tuổi, Còn nuôi lấy thịt thì cho dê con bú tới tháng thứ 4 hoặc có thể tới tháng thứ 5.
Những yếu tố khác
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc dinh dưỡng cho dê con, ngoài ra để có một đàn dê khỏe mạnh, năng suất cao thì các yếu tố khác sau đây cũng không kém phần quan trọng như:
- Con giống: đây là yếu tố hàng đầu đem lại hiệu quả chăn nuôi. Một con giống tốt không chỉ cho năng suất cao mà còn tiết giảm tối đa chi phí chăn nuôi.
- Chuồng trại: Chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Xây dựng ổ lót cho dê bằng cách dùng rơm rạ để lót ổ nằm cho dê con và sưởi ấm cho dê con khi trời lạnh. Mỗi ngày cần bố trí cho dê con vận động 1- 2 giờ trên sân chơi cạnh chuồng họăc trên bãi chăn.
- Tiêm phòng: cần tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh cho dê con để tránh bệnh tật và bệnh lây nhiễm cho đàn.
Trên đây là một số lưu ý trong kỹ thuật chăm sóc dê con. Nhìn chung, nuôi dê là một nghề rất tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu biết áp dụng những dụng cụ hỗ trợ chăn nuôi vào sản xuất. Công ty Á Châu chuyên nhập khẩu và phân phối các loại vật tư, thức ăn… đem lại hiệu quả cho quá trình chăn nuôi của Quý khách hàng
Tham khảo: Hiệu quả của việc sử dụng bình sữa cho dê trong quá trình chăm sóc dê sơ sinh.
Thông tin Công ty:
- Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn
Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 090.6732.376
Gmail: nuoibo.vn@gmail.com
Website: http://nuoibo.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn
Pingback: Cỏ Alfalfa được mệnh danh là “Nữ Hoàng” của các loại cỏ
Pingback: Top 3 phương pháp dùng thước đo trọng lượng bò - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Hướng dẫn cách thông hơi dạ cỏ cho bò bằng dụng cụ Trocar - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Top 3 phương pháp dùng thước đo trọng lượng bò