Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Hướng dẫn chăm sóc đàn trâu bò trong mùa mưa lụt

Nhung-y-nghia-con-trau-dai-dien-trong-quan-niem-trung-quoc
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

ImagesMùa mưa lụt trên địa bàn thị xã Ninh Hòa nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung thường bắt đầu từ tháng 9 dương lịch kéo dài đến hết tháng 11, Trong thời gian qua mưa do bão số 12 gây lụt, xả nước hồ chứa Đá Bàn nên tình hình mưa lụt thực tế tại Ninh Hòa (cuối tháng 10,11, đầu tháng 12) gây ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi và kinh tế hộ gia đình. Đây là thời điểm thời tiết bất lợi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn trâu bò, nguy cơ dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan và bùng phát thành dịch nhất là địa bàn Ninh Hòa nơi có tổng đàn trâu bò lên đến 26 nghìn con. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lụt gây ra cho đàn trâu bò. Trạm Chăn nuôi và Thú y Ninh Hòa đã hướng dẫn người chăn nuôi cần quan tâm một số vấn đề về chăm sóc đàn trâu bò:

1. Thường xuyên kiểm tra điều kiện chuồng trại đảm bảo chắc chắn và an toàn:

Chuồng trại chăn nuôi có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho đàn trâu bò. Tuy nhiên do điều kiện chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ, nhiều hộ dân, người chăn nuôi trên địa bàn thị xã chưa quan tâm đúng mức về chuồng trại chăn nuôi: chưa có chuồng trại, hoặc chuồng trại tạm bợ, có hộ khoan nuôi trâu bò ngoài núi rừng, bờ sông bờ suối, gốc cây ..mặc cho mưa gió lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, phát sinh lây lan dịch bệnh mà còn có thể xảy ra mất cắp tài sản là trâu bò như nhiều năm trước đây trên địa bàn.

Yêu cầu chuồng nuôi phải có nền chuồng chắc chắn, cao dễ thoát nước, nền chuồng khô ráo không trơn trượt và dễ dàng vệ sinh, thu gom phân. Khi làm chuồng nên chọn nơi không bị ngập lụt, nền nhám có thể được trát bằng vật liệu xi măng, hoặc đất đá được nện chặt, có mái che tránh mưa dột ướt, mái được được lợp bằng ngói hoặc tôn chắc chắn dùng được lâu dài, có khung gỗ chắc hoặc lưới thép bảo về bao quanh chuồng. Những ngày có không khí lạnh tràn về dùng bạt che chắn quay xung quanh tránh để trâu bò bị lạnh. Chuồng nuôi trâu chưa được người dân quan tâm (ảnh chụp tại xã Ninh Đông, TX Ninh Hòa)

2. Chủ động dự trữ nguồn thức ăn:

Khẩu phần chính cho trâu bò là cỏ tươi, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết bất lợi mùa mưa lụt thì thức ăn cỏ tươi dành cho trâu bò thường khan hiếm khó chủ động nhất là môi trường ô nhiễm sau những ngày lũ lụt thì việc dự trữ rơm khô cuộn thành bó, ụ rơm được xem là giải pháp khả thi, kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây chuối, bổ sung thêm thức ăn tinh như cám công nghiệp, thức ăn ủ chua, rơm ủ u rê, tăng cường sử dụng đá liếm cho trâu bò. Đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho trâu bò uống.

3.Vệ sinh chuồng trại:

Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nói chung và đàn trâu bò nói riêng. Người chăn nuôi cần quét dọn chuồng trại thường xuyên, thu gom phân, rác thải, khai thông cống rãnh không để nước tù động gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Vệ sinh máng ăn, máng uống hằng ngày bằng cách cọ rữa sạch phơi khô không để nấm mốc phát triển gây hại cho sức khỏe đàn trâu bò.

Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột ở các lối đi, nền chuồng, xử lý hố phân chống ruồi nhặng phát triển, có thể sử dụng các hóa chất sát trùng thông dụng như Benkocid, Han Iodine, Hanlusep BGF sát trùng định kỳ chuồng trại. Người chăn nuôi bò xã Ninh Trung phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng nuôi.

4. Công tác thú y:

Tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tụ huyết trùng cho trâu bò. Nếu trâu bò đã tiêm phòng đầy đủ có khả năng miễn dịch cao sẽ giảm thiểu dịch bệnh trên đàn trâu bò.

Bổ sung thêm vitamin C, chất điện giải, glucose nhằm tang cường sức đề kháng cho trâu bò. Phát hiện sớm các triệu chứng bất thường trên đàn trâu bò để thực hiện cách ly và điều trị tránh lây lan.

Khi nghi ngờ các bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, bệnh Viêm da nổi cục thì phải báo ngay cho nhân viên thú ý xã phường, chính quyền địa phương để có biện pháp kiểm tra can thiệp, hỗ trợ xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan bùng phát.

Nhờ làm tốt như trên đến nay trên địa bàn thị xã Ninh Hòa không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như bệnh tụ huyết trùng, Lở mồm long móng… thiệt hại do mưa bão. Dự bão cuối tháng 12 còn ảnh hưởng của mưa, kết hợp không khí lạnh kéo dài, người chăn nuôi cần tiếp tục làm tôt công tác thú y và thực hiện Kế hoạch vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi từ 15/12/2020; TP bổ sung cho đàn trâu, bò mới phát sinh. Các xã phường trên địa bàn thị xã Ninh Hòa tổ chức thực hiện hưởng ứng tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi năm 2020, sử dụng 450 lít hóa chất từ nguồn ngân sách thị xã phun nơi công cộng buôn bán gia cầm, nơi có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

0906732376