Trước đây, ở các vùng quê bà con nuôi heo chỉ cho ăn rau muống, chuối cây trộn với tấm, cám giống như “heo ăn chay”, nên chất lượng thịt thơm ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, còn heo ăn cám công nghiệp có đạm động vật không thể nào có được. Heo “ăn chay” có còn trên thị trường?
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF) vừa đồng loạt khởi công xây dựng 4 cụm trang trại heo công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh và được đánh giá sẽ là trại lớn nhất cả nước khi chính thức đi vào hoạt động. Để tìm hiểu mục tiêu, kế hoạch phát triển, triển vọng cạnh tranh tương lai của BaF và đặc biệt là công thức dinh dưỡng đạm thực vật độc quyền trong chăn nuôi heo, và ví như cho “heo ăn chay”, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty BaF.
Mới đây BaF vừa khởi công xây dựng 4 cụm trang trại chăn nuôi ở tỉnh Tây Ninh. Vậy mảng chăn nuôi được định vị như thế nào trong hệ sinh thái của tập đoàn?
Chăn nuôi là mảng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, chỉ sau lúa gạo. Tuy nhiên trong quá trình phát triển từ quá khứ cho đến nay, tỷ trọng doanh nghiệp chăn nuôi nội địa lại khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp FDI. Thế nhưng cần nhìn nhận ở khía cạnh là tỷ lệ heo giết mổ trên tổng đàn của các doanh nghiệp này lại rất thấp. Vì thế, các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước theo mô hình khép chuỗi Feed – Farm – Food như BaF vẫn có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển.
Ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty BaF |
Chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ xây dựng mạng lưới đạt 100 trang trại và 6 triệu heo thương phẩm. Với quy mô ngày càng tăng trưởng lớn mạnh, BaF hướng đến tương lai xứng tầm với các doanh nghiệp chăn nuôi FDI, xây dựng thành công thương hiệu thịt heo sạch của người Việt Nam phục vụ cho đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu trên của tập đoàn đối với mảng chăn nuôi khép kín feed, farm, food (3F) và giá trị tạo ra từ chuỗi 3F, cũng như sự khác biệt trong sản phẩm?
BaF đi theo mô hình khép chuỗi Feed – Farm – Food, nghĩa là chúng tôi chủ động và kiểm soát hoàn toàn từ giống, nguồn thức ăn, hệ thống trang trại đến nhà máy chế biến thịt thành phẩm. Đặc biệt, Food là một mắt xích quan trọng trong chuỗi, thể hiện được mức độ khép kín của doanh nghiệp chăn nuôi. Ở phần đầu ra là Food, sau giết mổ, bên cạnh phần thịt heo nóng dễ tiêu thụ thì vẫn còn phần lớn chiếm đến 60% là thành phần phụ khác của heo không dễ bán ra hoặc giá thành bán ra rất thấp. Vậy các thành phần này sẽ được giải quyết như thế nào? Đây chính là bài toán khó đối với các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi 3F hiện nay.
Công ty BaF xây dựng nhà máy giết mổ, đưa thịt heo vào các chuỗi cửa hàng Siba Food và Meat shop do chính chúng tôi thành lập để phân phối thịt heo đến người tiêu dùng. Đối với các thành phần phụ của heo sau giết mổ, chúng tôi sẽ nghiên cứu để tạo thành các sản phẩm chế biến. Như vậy sẽ tối ưu hóa được bài toán Food và người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng giá mua thịt heo tốt hơn.
Ngoài mô hình chuỗi Feed – Farm – Food, BaF cũng xác định có 5 yếu tố để quyết định thành công của một doanh nghiệp chăn nuôi là: 1) Công tác giống; 2) Công nghệ chuồng trại hiện đại; 3) Thức ăn chăn nuôi; 4) An toàn sinh học; và 5) Quản trị nhân sự.
An toàn sinh học tại các trang trại của BaF được xây dựng và quản lý như thế nào?
Một trang trại để đi vào vận hành có rất nhiều chỉ tiêu khắt khe về an toàn sinh học. Nhưng trước hết phải chọn được vị trí xây dựng đáp ứng được điều kiện đủ để thỏa mãn các tiêu chí đó.
Khi đi tìm vị trí đất để xây dựng trang trại, chúng tôi đặt ra hai tiêu chí hàng đầu:
Thứ nhất: phải cách xa khu dân cư ít nhất 3km – 5km.
Thứ hai: phải có nguồn nước. Nước giếng khoan phải đảm bảo tiêu chuẩn, và khu vực trang trại phải thông thoáng.
Ngoài ra còn các tiêu chí khác phải kể đến như công nhân khi vào trại phải cách ly. Trại nái phải cách ly 48 giờ; trại cụ kỵ, ông bà cách ly 72 giờ, trại heo thịt cách ly 24 giờ. Xe chở cám vào trại, xe chở heo ra đi bán cũng phải sát trùng rất chặt chẽ. Nhờ vậy đến nay, đàn heo của BaF vẫn đảm bảo được quy mô đàn và không gặp các vấn đề về dịch hay an toàn sinh học.
Điều gì làm nên khác biệt sản phẩm thịt của BaF, và sự khác biệt đó như thế nào, có đáp ứng yêu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng?
Muốn thành công, bắt buộc phải tạo ra sự khác biệt. BaF gia nhập thị trường chăn nuôi trong bối cảnh trong nước cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn khác. Do đó, chúng tôi luôn nghiên cứu và tìm tòi xem sự khác biệt của mình là gì và khả năng cạnh tranh sẽ như thế nào?
Tương tự như cách mà tôi đã đi cùng với mảng lúa gạo những năm qua, chúng tôi xây dựng thương hiệu đi lên từ chất lượng. Thịt heo nhìn đẹp mắt là một tiêu chí, ngoài ra ăn phải ngon và quan trọng nhất là phải sạch. Từ tiêu chí này, BaF cùng đội ngũ chuyên gia về dinh dưỡng chăn nuôi quyết định sử dụng một công thức dinh dưỡng trong chăn nuôi độc quyền, chỉ sản xuất để cung cấp cho đàn heo nuôi trong nội bộ và không bán thương mại ra ngoài thị trường.
Điểm đặc biệt trong công thức dinh dưỡng này là hoàn toàn không có chứa các thành phần có gốc đạm động vật, nghĩa là chỉ sử dụng các thành phần có gốc thực vật. Có thể gọi đây là “heo ăn chay” cũng không sai. Vì vậy chúng tôi không áp lực cạnh tranh giá với các công ty cám thương mại giảm giá thành từ đạm gốc động vật để cạnh tranh.
Heo BaF có chất lượng thịt thơm, mềm, ngon. Khi luộc lên sẽ thấy nước không nổi nhiều bọt, không đục vì hoàn toàn được nuôi từ nguồn thức ăn chứa 100% từ gốc thực vật. Thịt được đưa vào chuỗi Siba Food và Meat shop chỉ bán trong ngày, không để sang ngày thứ 2. Thịt để sang ngày thứ 2 trong điều kiện nhiệt độ không đảm bảo thì chất lượng chắc chắn không còn đảm bảo. Vì thế để người tiêu dùng luôn mua được thịt tươi, thịt mới thì chúng tôi cam kết chỉ bán thịt trong ngày.
Chuỗi cửa hàng SibaFood tại các thành phố lớn chuyên phân phối thịt sạch BaF và chỉ bán thịt trong ngày cho người tiêu dùng |
Ông có chia sẻ gì về cạnh tranh trong tương lai của BaF?
Ngay từ khi xây dựng, chúng tôi đã nghiên cứu thị trường để xác định vòng đời mảng chăn nuôi, hướng đi chiến lược và diễn biến tương lai ra sao để có chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Trong một thời gian dài, mảng chăn nuôi nước ta nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Thời gian đầu họ làm Feed và bán cho người chăn nuôi; sau đó họ vừa làm Feed, vừa làm Farm.
Như vậy bức tranh chăn nuôi đầu tiên là Feed đến Farm, bây giờ doanh nghiệp nào có Feed, có Farm thì tồn tại; doanh nghiệp nào chỉ làm Feed đang dần thoái trào. Dự đoán 10 năm nữa Feed và Farm vẫn tồn tại tốt. Tuy nhiên nếu cung vượt cầu, cạnh tranh heo hơi sẽ rất khó khăn.
Vậy cạnh tranh ở tương lai chủ yếu sẽ là cạnh tranh ở Food. Đó là lý do ngay từ đầu khi xây dựng ý tưởng thâm nhập vào thị trường chăn nuôi, BaF đã xác định phải quyết tâm làm theo chuỗi Feed – Farm – Food.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu không thể khép kín ngay mà cần có quá trình xây dựng cả chuỗi 3F. Vì thế nên hiện nay BaF vẫn bán một phần heo hơi ra ngoài nhưng tương lai sẽ giết mổ hoàn toàn để phân phối trong hệ thống do chúng tôi thành lập là SibaFood và Meat shop theo mô hình mẹ – con. Cứ mỗi cửa hàng SibaFood sẽ có 4 – 5 cửa hàng vệ tinh là Meat Shop, được phân bố ở những điểm đông dân cư và di chuyển thuận lợi với đông đảo người tiêu dùng. Đến năm 2030, chúng tôi dự kiến sẽ có khoảng 1.500 cửa hàng SibaFood, tương ứng với khoảng 15.000 Meat shop.
Nguồn: Nhịp Sống Kinh Doanh – Biz Live