Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Động vật nhai lại – thông tin cần biết

Ong-tieu-hoa-dong-vat-nhai-lai
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Hiện tượng nhai lại của động vật nhai lại dù chúng không hề ăn là một sự tiêu hóa đặc biệt. Không giống như các loài động vật khác chỉ có một dạ dày, loài này có tới 4 dạ dày để thích nghi. Chúng rất phổ biến và là những con vật quen thuộc của ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Tìm hiểu về loài này qua bài viết dưới đây:

Định nghĩa về động vật nhai lại

Động vật nhai lại là động vật ăn cỏ có dạ dày phức tạp gọi là dạ cỏ.  Những con vật này là động vật thuộc bộ móng guốc mà quá trình tiêu hóa của chúng có điểm đặc biệt so với những loại ăn cỏ khác, và cũng chính là nguồn gốc tên gọi. Quá trình này có hai giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ nhất là thức ăn thôi sau khi được nhai nuốt đi vào dạ dày.
  • Giai đoạn thứ hai, chúng ợ thức ăn đã được tiêu hóa một phần quay trở lại miệng để nhai lại.
Ong-tieu-hoa-dong-vat-nhai-lai
Hệ tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại

Động vật nhai lại chia ra làm hai phân loài gồm: Ruminantia và Tylopoda. Nhóm Ruminantia gồm trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, linh dương, hươu cao cổ, bò rừng… Nhóm Tylopoda gồm lạc đà, lạc đà không bướu…Tất cả chúng đều thuộc bộ Guốc chẵn vì số lượng ngón chân chúng luôn chẵn. Để phù hợp với đặc điểm nhai lại, dạ dày những con vật này chia làm bốn ngăn gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ túi khế. Mỗi ngăn lại có chức năng riêng biệt khác với động vật không nhai lại.

Tại sao động vật nhai lại luôn phải nhai lại?

Một câu hỏi rất thú vị được đặt ra là tại sao động vật nhai lại luôn phải nhai lại. Nguyên nhân đó là:

  • Trong số 4 dạ dày của loài này có một dạ cỏ, chiếm 1/4 trọng lượng cơ thể chúng vì vậy là không gian để dự trữ một lượng cỏ lớn. Chúng có thể gặm rất nhiều cỏ cùng một lúc. Sống ngoài tự nhiên, phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nên khi gặm được đủ cỏ, chúng sẽ đi đến nơi an toàn rồi tiến hành nhai lại.
  • Thức ăn của chúng phần lớn là khô, cứng, ngèo chất dinh dưỡng. Nhai lại giúp lấy được tối đa chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
  • Còn với những con được nuôi nhốt thì sự nhai lại đấy lại có giá trị cao hơn về mặt dinh dưỡng. Chúng ợ thức ăn lên, nhai lại, nhào trộn với nước bọt và nuốt lại, mục đích là tăng tiết nước bọt là chủ yếu.
  • Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chính là nguồn cung cấp thức ăn cho động vật sau quá trình lên men cũng như sau khi chúng chết là nguồn protein cần thiết đối với sự phát triển của chúng.

Xem thêm>>>

Một con bò trưởng thành có thể tiết 150-200l nước bọt mỗi ngày, trong đó một nửa là sản xuất liên tục, một nửa là tùy vào lượng thức ăn đưa vào. Cần nhiều nước bọt hơn khi ăn thức ăn giàu chất xơ. Thành phần chủ yếu của nước bọt là nước 70% và các chất đệm, ure. Trong dạ cỏ không có nước để nhào trộn mà là lấy nước từ nước bọt động vật. Chất đệm làm tăng nồng độ pH trong dạ cỏ, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh trong đó phát triển. Nước bọt chứa ure cũng cung cấp nito cho hệ vi sinh

Quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại

Cấu tạo của dạ dày động vật nhai lại:

  • Dạ cỏ là ngăn lớn nhất, tại đây cỏ được nhào trộn với nước bọt.
  • Dạ tổ ong chứa thức ăn để ợ lên miệng nhai lại.
  • Dạ lá sách sẽ hút bớt nước trong thức ăn.
  • Dạ múi khế là dạ dày chính thức, nơi thức ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của acid HCl và enzym trong dịch vị.
Bo-la-dai-dien-của-dong-vat-nhai-lai
Đại diện của nhóm động vật nhai lại

Các bước trong quá trình tiêu hóa:

  • Thức ăn được con vật đưa vào miệng, nhai qua loa hoặc không nhai mà nuốt xuống dạ cỏ.
  • Dạ cỏ nhào trộn với nước bọt đưa vào dạ tổ ong rồi ợ lên miệng nhai lại.
  • Thức ăn được nhai kĩ, cùng với hệ vi sinh trong dạ cỏ phát triển mạnh, cộng sinh ở đó làm chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn một cách tối đa. Xenluloza có trong chất xơ bị phân hủy thành glucoza nhờ vi sinh vật để dễ hấp thu vào cơ thể.
  • Thức ăn tiếp tục nuốt vào đến dạ lá sạch để hút bớt nước.
  • Tiếp đến nó sẽ xuống dạ múi khế. Tại đấy acid HCl và enzym trong dịch vị sẽ tác dụng vào để lấy các chất dinh dưỡng.
  • Thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn khi xuống đến ruột non. Sau khi hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, phân được thải ra ngoài theo đường hậu môn.

Động vật nhai lại có đặc điểm như trên để thích nghi với cuộc sống nhằm hấp thu được các chất dinh dưỡng một cách tối đa.

One thought on “Động vật nhai lại – thông tin cần biết

  1. Pingback: Dạ cỏ - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu

Comments are closed.

0906732376