Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Công nghệ tinh phân ly giới tính và công nghệ phôi trong sản xuất giống bò sữa cao sản ở Việt Nam

Bà Tô Tuệ Lang – Tổng Giám đốc Công Ty Tnhh Bò Sữa Châu Á Thái Bình Dương Báo Cáo Kết Quả Chuyển Giao Tinh
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
[Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên Hội thảo do Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Viện nghiên cứu bò sữa TH, Công ty TNHH Bò sữa Châu Á- Thái Bình Dương và Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì tổ chức ngày 20/5/2020. Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận những ưu điểm vượt trội, hạn chế và những lưu ý về công nghệ tinh phân ly giới tính và công nghệ phôi trong sản xuất giống bò sữa cao sản.

Đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà chăn nuôi đã tới tham dự hội thảo.

Ts Lê Văn Thông – Tổng Thư Kí Kiêm Phó Chủ Tịch Thường Trực Nuôi Gia Súc Lớn Tuyên Bố Lí Do, Giới Thiệu đại Biểu
TS Lê Văn Thông – Tổng Thư kí kiêm Phó Chủ tịch thường trực nuôi gia súc lớn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS TS Hoàng Kim Giao cho rằng, trong chăn nuôi bò sữa, bò cái phải sinh sản mới cho sữa. Tỷ lệ đực, cái trong sinh sản tự nhiên là 50/50 hay 1:1 là quy luật bình thường của bất cứ loại vật nuôi nào.

Nhưng trong chăn nuôi bò sữa, người chăn nuôi mong muốn bò sinh ra là con cái vì chỉ có con cái mới sinh sản và cho sữa. Không những thế người chăn nuôi còn mong muốn bò cho sữa năng suất cao, thích ứng tốt với điều kiện môi trường, bò ít bị bệnh. Trên cơ sở năng suất cao, số lượng bò nuôi sẽ giảm và tất nhiên chi phí thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng… sẽ giảm xuống và giảm áp lực về ô nghiễm môi trường. Công nghệ tinh phân ly giới tính và công nghệ phôi sẽ đáp ứng được những mong muốn này của người chăn nuôi bò sữa.

Pgs Ts Hoàng Kim Giao – Chủ Tịch Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Súc Lớn Việt Nam Phát Biểu Khai Mạc Hội Thảo
PGS TS Hoàng Kim Giao – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Công nghệ tinh phân ly giới tính được du nhập vào nước ta từ những năm 2008, 2009, trải qua nhiều bước khó khăn từ thăm dò, thử nghiệm đến mạnh dạn ứng dụng trong sản xuất, đến nay, chúng ta có thể khẳng định sử dụng tinh phân ly giới tính là bước tiến bộ trong chăn nuôi bò sữa. Nó không những tạo ra bò sữa cao sản từ những đực giống ưu việt mà khi sử dung loại tinh này, tỷ lệ bê cái sinh ra đạt 90- 95%, có những nơi đạt đến trên 98%.

Công nghệ phôi là Công nghệ cùng một lúc tổ hợp được các đặc tính ưu việt của cả bố và mẹ năng suất cao, chất lượng tốt cho đời con. Công nghệ phôi có mặt ở nước ta từ những năm 80 của thế kỷ trước. Trải qua những bước thăng trầm, đến nay có thể khẳng định Công nghệ phôi, phôi phân ly giới tính là bước đột phá về phương pháp tạo giống, nhân giống nhanh, ngắn nhất và hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Con đường này nhanh hơn, hiệu quả hơn khi Công nghệ phôi kết hợp với Công nghệ tinh đặc biệt tinh phân ly giới tính.

“Công nghệ tinh phân ly giới tính, Công nghệ phôi có nhiều ưu điểm nhưng không phải điều kiện nào, đối tượng bò nào cũng sử dụng được. Càng ưu điểm bao nhiêu, càng yêu cầu khắt khe điều kiện áp dụng bấy nhiêu. Vì, điều kiện đúng, phù hợp khi sử dụng công nghệ tinh, phôi này chi phí đầu tư sẽ thấp hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

Trong điều kiện chăn nuôi như thế nào sẽ áp dụng được các Công nghệ này và khi áp dụng nó, người chăn nuôi phải chú ý như thế nào về thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc…. đối với vật nuôi? Công nghệ tinh phân ly giới tính và công nghệ phôi sẽ được áp dụng nhiều hơn không những trên bò sữa, bò thịt mà còn trên trâu, dê, cừu, ngựa” – PGS TS Hoàng Kim Giao khẳng định.

Còn ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện tại Việt Nam có hơn 300 000 con bò sữa, đạt sản lượng  trên 1 triệu tấn sữa tươi nguyên liệu. Chiến lược phát triển của 2025 là đạt 1,5-1,7 triệu tấn sữa nguyên liệu, tới năm 2030 có  650-700.000 bò sữa, với sản lượng đạt 2,2-2,5 triệu tấn sữa.  Nhưng chăn nuôi bò sữa đối mặt khó khăn là công nghiệp giống và dinh dưỡng cho bò sữa.

Vì vậy, ông Chinh đánh giá cao 4 đơn vị tổ chức hội thảo áp dụng tinh và phôi phân giới vào chăn nuôi bò sữa. Cụ thể tập đoàn TH đã áp dụng công nghệ này và một số doanh nghiệp khác để nhân nhanh đàn bò sữa của mình, mang lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa.

Tuy nhiên để đánh giá tổng thể, cần nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia, nhà quản lý để có bức tranh tổng thể, về mặt được, chưa được, điều đi kèm về dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng của công nghệ này, nhằm chuyển giao nhanh cho người chăn nuôi, giúp cải tạo đàn bò.

Trong báo cáo trong báo cáo ” Kết quả nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh phân ly giới tính”  BSTY Hà Đình Hiệu – Công ty TH True Milk cho biết, tập đoàn bắt đầu xây dựng trang trại và đi vào hoạt động từ 2009. Toàn bộ công tác phối giống tại đây được thực hiện 100% bằng thụ tinh nhân tạo.

Với nhu cầu phát triển đàn mạnh mẽ, trang trại TH đã đẩy mạnh việc sử dụng tinh phân ly giới tính từ đầu dự án, bên cạnh tinh thông thường. Sau khi kết thúc thí nghiệm, trang trại TH đã ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, sử dụng tinh phân ly giới tính theo phương pháp của dự án và thu được những kết quả rất tích cực trong năm 2018 và 2019.

Với đối tượng bò tơ, công ty phối 1 và lần phối 2. Với bò rạ, công ty chỉ sử dụng tinh giới tính trong mùa mát, do mùa hè tỷ lệ đậu thai rất thấp. Tỷ lệ đậu bò tơ là 58% năm 2018, tháng 11&12 năm 2019, tỷ lệ đậu ở bò tơ là 59% và bò rạ là 37%.

Còn BSTY Lê Văn Thiện – Công ty TH True Milk trong bài báo cáo: “Ứng dụng công nghệ phôi trong chăn nuôi bò sữa và những bài học kinh nghiệm” chia sẻ, năm 2015, Tập đoàn TH đã ký hợp tác với tập đoàn Sexsing Technology Inc, Mỹ về sản xuất thử nghiệm phôi phân ly giới tính tại Nghệ An. Kết quả ban đầu là đáng khích lệ là tiền đề mang lại thành công cho Dự án o Tỷ lệ đậu thai của phôi tươi (52%) cao hơn phôi đông lạnh (44.5% – 46.9%).

Kết quả, tỷ lệ bê sống sơ sinh ở cả 02 nhóm bê sinh ra từ phôi nhập khẩu và bê sinh ra từ phôi sản xuất tại VN đề khá cao (92.2% – 96.5%), tuy nhiên vẫn còn thấp hơn kỳ vọng của trang trại TH (>97%). Cụ thể, trọng lượng trung bình sau sinh không có sự khác nhau nhiều giữa 02 nhóm bê sinh ra từ phôi nhập khẩu và phôi được sản xuất tại VN (33.4 – 34.2kg.  Tỷ lệ cai sữa thành công của 02 nhóm bê trung bình 94% (92 – 97%). Chiều cao trung bình của bò tơ tại 13, 14, 15 tháng của nhóm bò tơ sinh ra từ phôi nhập khẩu luôn cao hơn 2 – 3cm so với nhóm bò tơ sinh ra từ phôi sản xuất tại VN.

Có sự khác nhau về năng suất sữa 305 ngày giữa 2 nhóm (P_value = 0.001 <α (0,05)). Sản lượng sữa trên chu kỳ của bò lứa 1 sinh ra từ phôi nhập khẩu là 9502.4 kg, trong khi đó của bò phối sinh ra tại VN cùng thời điểm là 8422.4 kg.

Bà Tô Tuệ Lang – Tổng Giám đốc Công Ty Tnhh Bò Sữa Châu Á Thái Bình Dương Báo Cáo Kết Quả Chuyển Giao Tinh
Bà Tô Tuệ Lang – Tổng giám đốc Công ty TNHH Bò sữa châu Á Thái Bình Dương báo cáo Kết quả chuyển giao tinh, phôi phân ly giới tính bò sữa cao sản từ Hoa Kỳ về Việt Nam.

Còn Bà Tô Tuệ Lang – Tổng giám đốc Công ty TNHH Bò sữa châu Á Thái Bình Dương cho rằng, lợi ích về việc sử dụng tinh bò giống phân ly giới tính đó là: 1. Tăng đàn bò cái nhanh chóng; 2. Cải thiện giá trị di truyền của đàn bò bằng sự thay thế với những con bò tơ được chọn lựa từ nhiều nhóm bò đực giống tốt hơn; 3. Giảm thiểu những khó khăn khi sinh bê; 4. Nhà sản xuất có thể chọn lựa để có bê đực hay bê cái; 5. Gia tăng khả năng tiếp thị bằng cách cho phép nhà sản xuất nhắn vào những mục tiêu cụ thể rõ ràng.

Các ưu điểm vượt trội của công nghệ phôi là hạn chế mức tối thiểu số lượng gia súc làm giống, từ đó giảm các chi phí khác như chuồng trại, vật tu, nhân lực, hạn chế dịch bệnh, giảm thải chất thải chăn nuôi; Giúp cho các Trang Trại giảm chi phí, thuận lợi trong việc xuất, nhập giống gia súc sống thay bằng con đường nhập phôi. Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, từ giai đoạn phôi thai. Nâng cao khả năng sinh sản, năng suất thịt, sữa trong chăn nuôi bò.

APDC hân hạnh là nhà cung cấp phôi HF giới tính cái invivo/moet sản xuất bởi Tập đoàn ST Genetics Hoa Kỳ cho Dự án Cấy truyền phôi HF của Tập đoàn TH từ 2016-2017. Dự án này đã hoàn thành và thành công tốt đẹp vào cuối năm 2017 với đàn bê con ET khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và đã được kiểm mẫu DNA, các chỉ số di truyền tại Mỹ với GTPI đều đạt từ 2300-2500. Và tiếp tục trong năm 2018- 2019, APDC da nhập khẩu trên 7000 phôi từ Mỹ về Việt Nam.

Ts Tăng Xuân Lưu – Giám đốc Trung Tâm Bò Và Đồng Cỏ Ba Vì
TS Tăng Xuân Lưu – Giám đốc Trung tâm bò và Đồng cỏ Ba Vì

TS Tăng Xuân Lưu – Giám đốc Trung tâm bò và Đồng cỏ Ba Vì chia sẻ, quy trình cho tinh phân định giới tính nên được thực hiện như sau: Thời gian phối giống thích hợp từ giờ thứ 14 đến 24 giờ kể từ khi bò xuất hiện động dục (phối muộn hơn tinh thường 4-6 giờ);  Bò: bò tơ, lứa 1, lứa 2 và lứa 3 không có biểu hiện rối loạn sinh sản, viêm nhiễm đường sinh dục.  Mùa phối theo thứ tự: Mùa Đông – Mùa Xuân – Mùa Thu – mùa Hè.

Một số hình ảnh khác tại hội thảo:

 

Bà Tô Tuệ Lang – Tổng Giám đốc Công Ty Bò Sữa Châu Á Thái Bình Dương Trả Lời Thắc Mắc Của Các đại Biểu Về Tinh, Phôi Bò Phân Ly Giới Tính.
Bà Tô Tuệ Lang – Tổng giám đốc Công ty Bò sữa Châu Á Thái Bình Dương trả lời thắc mắc của các đại biểu về tinh, phôi bò phân ly giới tính.

Liên hệ với chúng tôi:

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

 

0906732376