Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Tại sao làm Vaccine mà dịch bệnh vẫn nổ ra?

Chan-nuoi-bo-thit-chat-luong-cao-gop-phan-on-dinh-nguon-cung-thuc-pham-03-.7444
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Khi chương trình vaccine thất bại, dịch bệnh nổ ra, người chăn nuôi thường có khuynh hướng đổ lỗi cho vaccine. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một chương trình vaccine, chứ không phải chỉ mỗi một loại vaccine nào đó.

Hiện nay, số lượng trại gà trong vùng ngày càng nhiều, nhiều trại tăng qui mô đàn, số lượng gà trong trại ngày càng nhiều hơn, nên nguy cơ nhiễm và lan truyền bệnh ngày càng tăng. Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm mới đã xuất hiện gây bệnh cho các đàn gà và lây truyền khắp các vùng. Những bệnh đang tồn tại cũng có những thay đổi đáng kể. Nhiều bệnh đã được khống chế trong quá khứ do có sự quản lý tốt, nay vẫn nổ ra trong các trại : có thể do áp lực mầm bệnh tăng, hoặc do các yếu tố gây bệnh đã thay đổi độc lực hoặc biến chủng…Trong những trường hợp này, chương trình vaccine hiện tại không còn đủ để bảo hộ cho đàn gà. Một số yếu tố sau, có thể làm cho dịch bệnh vẫn nổ ra mặc dù trại đã làm vaccine :

Bảo quản vaccine

Tại sao làm Vaccine mà dịch bệnh vẫn nổ ra

Một chương trình vaccine hợp lý cũng không phát huy được tác dụng nếu vaccine bị hư hại do việc bảo quản không đúng, vaccine sống có thể bị bất hoạt, hư hại nếu được bảo quản trong những điều kiện bất lợi như bảo quản ở nhiệt độ cao do tủ lạnh bị hư, do mất điện, hoặc vaccine bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc bảo quản vaccine phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thông thường vaccine sống được bảo quản ở 2-80C)

Ví dụ : Vaccine Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) mất khoảng 50% hoạt lực trong một giờ dưới điều kiện nắng nóng sau khi được pha.

Sai sót khi cấp vaccine

Việc cấp vaccine không đúng là nguyên nhân thường gặp, làm cho vaccine không có khả năng bảo hộ cho đàn gà.

Ví dụ : Khi cho gà uống vaccine,  do số lượng máng uống không đủ, hoặc phân bổ máng uống không hợp lý nên một số gà uống không đủ hoặc không uống vaccine, dẫn đến gà không có kháng thể hoặc kháng thể không cao, nên không có khả năng bảo hộ đàn gà.

Một số trại khi chích vaccine, do người công nhân có kỹ năng không tốt hoặc do làm ẩu, đã chích vaccine ra ngoài, hoặc gà chỉ nhận được một phần vaccine nên cũng không có miễn dịch tốt.

Người công nhân đôi khi cũng lấy lộn vaccine, do không đọc kỹ nhãn vaccine. Ví dụ : như nhầm lẫn vaccine đậu gà (Fowl pox) và vaccine viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), sau đó đem nhỏ mắt, kết quả là gây ra những tổn thương trên mắt gà.

Ngoài ra việc dùng nước pha không đúng khi pha vaccine, cũng làm mất hoạt lực của virus vaccine như dùng nước máy để pha vaccine, chất sát trùng (Flor) trong nước máy sẽ làm virus vaccine mất hoạt lực, không có khả năng tạo miễn dịch cho gà.

Kháng thể mẹ truyền

Kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà, việc làm vaccine khi kháng thể mẹ truyền của đàn gà còn cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của virus vaccine, đều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà.

Ví dụ: Việc làm vaccine Gumboro (IBD) quá sớm khi kháng thể mẹ truyền trên đàn gà còn cao, sẽ làm một số virus vaccine bị trung hòa , kết quả gà không tạo được kháng thể hoặc kháng thể thấp không đủ bảo hộ đàn gà.

Stress

Stress ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà như Nhiệt độ và ẩm độ cao, dinh dưỡng không đủ, gà bị nhiễm kí sinh trùng hoặc các bệnh khác.

Không nên làm vaccine khi gà bị bệnh, vì lúc này hệ thống miễn dịch của đàn gà bị tổn thương, khả năng đáp ứng miễn dịch kém hoặc sẽ làm cho phản ứng vaccine càng thêm trầm trọng. Một số trường hợp làm vaccine khi gà đang ủ bệnh, sẽ làm cho đàn bùng phát bệnh , gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.

Sự suy giảm miễn dịch

Khi gà mang các mầm bệnh như Gumboro, Marek, thiếu máu truyền nhiễm (CAV), hoặc nhiễm độc tố trong thức ăn, hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nên khi làm vaccine, gà không có đáp ứng miễn dịch tốt hoặc gây ra phản ứng vaccine mạnh mẽ, làm tăng tỉ lệ gà mắc bệnh hoặc gà chết.

Quản lý

Quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của trại, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng không thông thoáng sẽ làm gia tăng áp lực mầm bệnh trong trại, dẫn đến gà có thể bị mắc bệnh, mặc dù đàn gà đã làm vaccine.

Chủng vaccine/ serotype

Một số loại bệnh được gây ra bởi những tác nhân có nhiều chủng khác nhau như IB có khoảng 100 chủng, Salmonella có khoảng 2000 chủng, đôi khi những chủng này không tạo ra miễn dịch chéo, nên bệnh có thể nổ ra nếu virus vaccine không cùng chủng  với virus gây bệnh trong vùng.

Ví dụ : Như vaccine IB chủng MA5 không có khả năng bảo hộ đàn gà khi bệnh IB xảy ra với thể hướng thận IB 4/91.

Những yếu tố trên chính là nguyên nhân làm cho chương trình vaccine trong trại không hiệu quả, vì vậy chúng ta cần phải điều tra và loại bỏ chúng, nhằm giúp đàn gà có khả năng tạo miễn dịch tốt, ngăn ngừa bệnh tật, tăng cao năng suất trong chăn nuôi.

  • Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn
  • Điện thoại: 090.673.2376
  • Gmail: nuoibo.vn@gmail.com
  • Địa chỉ văn phòng: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
0906732376