Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Áp lực 2 chiều ‘phủ bóng’ lên triển vọng ngành chế biến và sản xuất thịt

20220519_091840-2230_20220521_756-142051
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Giá lúa mỳ, ngô và khô đậu tương dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2022, kéo theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi tăng. Trong khi đó, giá lợn hơi trong nước dự kiến giảm là những thách thức lớn đối với ngành sản xuất và chế biến thịt, khiến lợi nhuận doanh nghiệp đã và có thể sẽ tiếp tục đi xuống.

Lợi nhuận giảm mạnh

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, ước tính quý I năm 2022, tổng doanh thu của các công ty sản xuất thịt niêm yết giảm 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng giảm 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn cử, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán: DBC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I năm nay với doanh thu thuần tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2.805,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 97,6% còn 8,6 tỷ đồng.

Theo lý giải của doanh nghiệp, việc đứt gãy chuỗi cung ứng bởi diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine và khó khăn từ dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi lại không tăng. Việc này dẫn tới kết quả kinh doanh của đơn vị giảm mạnh so với cùng kỳ.

Năm nay, Dabaco đặt mục tiêu doanh thu 22.559 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 918 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I, doanh thu hoàn thành 12,4% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 1% kế hoạch năm.

4

Tiếp đến CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với lãi ròng giảm gần 6% về mức 87,7 tỷ đồng. Doanh thu thuần giảm hơn 38% còn 1.539 tỷ đồng, do doanh thu bán nông sản – mảng đóng góp phần lớn tổng doanh thu giảm 46,2% so với cùng kỳ còn 1.244,6 tỷ đồng.

Theo lý giải của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, tổng doanh thu của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam giảm chủ yếu do giá lợn hơi giảm mạnh 30,7% so với cùng kỳ trong quý I/2022. Bên cạnh đó, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam chủ động cắt giảm doanh thu từ mảng kinh doanh nông sản.

Trong quý I/2022, tổng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thịt giảm đáng kể 13,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ trong quý I/2022, do giá nguyên vật liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi cao hơn trong khi giá đầu ra thấp hơn. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Trong quý I/2022, tổng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thịt giảm đáng kể 13,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ trong quý I/2022, do giá nguyên vật liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi cao hơn trong khi giá đầu ra thấp hơn. Giá lúa mỳ, ngô và đậu tương tăng mạnh, lần lượt tăng 46,9%, 24,8% và 6,5% so với cùng kỳ trong quý I/2022.

Áp lực cạnh tranh tăng

Theo Euromonitor, giá trị thị trường thịt các loại ước tính đạt khoảng 12,5 tỷ USD vào năm 2021; trong đó, thị trường thịt lợn chiếm 49,7%, tiếp theo là thị trường gia cầm chiếm 23,4% và thị trường thịt bò chiếm 21,7%. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, thị trường thịt lợn là phân khúc tiềm năng nhất vì thịt lợn chiếm 60-65% trong “giỏ thực phẩm”.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam sẽ vươn lên vị trí số 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn vào năm 2022, đạt 3,4 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng kép là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.

CTCP Vissan là doanh nghiệp chế biến thịt chiếm thị phần lớn nhất, tiếp theo là CTCP cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn San Hà.

Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, “sân chơi” trên thị trường thịt lợn hiện nay khá chật chội với nhiều thương hiệu quen thuộc như CP Food, Vissan, Dabaco, Green Feed, Masan MeatLife và thương hiệu mới BAF.

0906732376