Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi bò sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao

15
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

 

Chăn nuôi bò sữa là một trong những ngành vô cùng tiềm năng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành này ở nước ta lại chưa được nhân giống rộng rãi mà chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Chính vì thế, để giúp nhân giống lớn thì cần phải có kỹ thuật chăn nuôi tốt. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Chọn và phối giống trong chăn nuôi bò sữa

Chọn giống

Việc chọn giống tốt sẽ quyết định đến 40% sản lượng sữa của bò. Do đó, trước khi chọn giống thì bà con cần tham khảo kinh nghiệm và sự tư vấn từ các chuyên gia. Các yếu tố khi chọn giống bò sữa gồm:

  • Đặc điểm ngoại hình: Bò có ngoại hình cân đối; da mỏng, lông thưa, cổ nhỏ, đầu thanh; 4 chân phải khỏe, móng ngắn, thẳng và đều; mông nở không bị dốc; bụng to.
  • Nếu bò đã và đang cho sữa thì cần xem xét tốc độ giảm sữa thấp, thời gian cho sữa dài; bò có hiền lành không, sữa có dễ vắt không; tia sẽ phải nhẹ, ít bệnh, tạp ăn; lên giống rõ, dễ đậu thai khi phối giống.
  • Với bò giống hậu bị tốt: chọn mẹ cao sản, bố tốt; lên giống lần đầu trước 14 tháng tuổi, chu kỳ giống ddeuf đặn; trọng lượng 14 tháng tuổi đạt trung bình 220kg trở lên; thân hình cân đối; vị trí núm vú đều nhau, da ở bầu vú có nhiều nếp nhăn; không chọn con cái sinh đôi cùng bê đực.
  • Khi chọn bầu vú bò phải chọn bầu to, nở đều, không xệ quá gối; núm vú cách đều nhau, to đều, ở mức cân đối; tĩnh mạch nổi trên vú rõ ràng, tĩnh mạch bụng kéo dài từ vú lên nách và phải to; sờ bầu vú thấy rắn chắc của thịt; các bầu vú trước sau phân chia rõ ràng.

cách chọn giống cho bò

Lưu ý: Không chọn bò không có nguồn gốc rõ ràng, không biết tiền sử bệnh tật và khả năng cho sữa. Cần quan tâm nhiều đến đốm, màu lông, khoáy. Không chọn giống dựa trên tiêu chuẩn bò thịt và bò kéo cày.

Tầm vóc và khối lượng

  • Bò Hà Lan thuần 3 – 4 tuổi: 450 – 500kg/con.
  • Bò Hà – Việt 3 – 4 tuổi: 350 – 390kg/con.
  • Bò lai Sind 3 – 4 tuổi: 280 – 320kg/con.

Bà con cũng có thể xác định thể trọng bò sữa dựa trên 2 công thức sau:

  • CT Kaxinlo: P (kg) = Vòng ngực (m) x Dài thân chéo (m) x 87,5
  • CT D.W Jonson: P (kg) = (Vòng ngực x Dài thân chéo) / 10.800

Di truyền

Bò cần có giống bố và mẹ tốt, khỏe mạnh, cho sản lượng sữa cao và chu kỳ sữa dài.

Khả năng cho sữa của bò

Chu kỳ khai thác sữa và năng suất sữa trung bình sẽ có sự khác nhau tùy theo giống bò:

  • Bò Hà – Việt: chu kỳ cho sữa là 270 – 300 ngày với năng suất sữa trung bình 8 – 10kg/ngày.
  • Bò Lai Sind: chu kỳ cho sữa là 240 – 270 ngày với năng suất sữa trung bình 6 – 8kg/ngày.

Ngoài giống bò thì một số yếu tố như khí hậu, môi trường, cách chăm sóc, dinh dưỡng, cách vắt sữa cũng sẽ ảnh hưởng tới thành phần, sản lượng sữa bò.

Cách phát hiện bò động dục và thời gian phối giống trong chăn nuôi bò sữa

Thời gian bò động đục thường kéo dài từ 18 – 36h; sau khi bò đẻ 20 – 30 ngày thì cần phối giống lại cho bò. Thời gian để lên giống thường là vào lần động dục thức 2, tức sau khi đẻ 45 – 60 ngày. Đây được coi là thời gian phối giống hoàn hảo cho bò sữa. Với những con có sản lượng sữa cao thì nên phối giống và tháng thứ 3 – tháng thứ 4 để kéo dài chu kỳ vắt sữa.

Cách phát hiện bò động dục

Bò khi động dục sẽ có triệu chứng và biểu hiện sau:

  • Ít ăn, giảm năng suất sữa; thường nhảy lên lưng con khác hoặc cho con khác nhảy lên lưng.
  • Âm hộ sưng đỏ; có nước nhờn chảy ra, ban đầu lỏng nhưng sau đó đặc dần.
  • Tử cung cứng hơn bình thường, noãn sào to sau khi rụng trứng.

Thông thường, thời gian rụng trứng của bò sữa sẽ khoảng 10 – 12h sau khi hết động dục. Thời gian tinh trùng có thể sống trong cơ quan sinh dục của bò cái sẽ là 12 – 18h. Do đó, bà con cần chú ý phối giống lúc bò cái chảy nước nhờn, âm hộ bị sưng và chuyển sang màu đỏ sẫm.

Cách phát hiện bò động dục

Phương pháp phối giống trong chăn nuôi bò sữa

Hiện nay có 2 phương pháp phối giống trong chăn nuôi bò sữa phổ biến tại Việt Nam là:

  • Phối giống trực tiếp: để bò đực nhảy lên lưng bò cái, trực tiếp giao phối. Tuy nhiên, cách này sẽ ít lấy được giống tốt và tăng khả năng lây bệnh qua đường sinh dục giữa các con. Thông thường cách này sẽ chỉ áp dụng với bò tơ mới trưởng thành, trọng lượng nhỏ hoặc khi khó phối giống.
  • Phối giống nhân tạo: sử dụng tinh trùng đông lạnh hoặc tinh trùng lỏng được chế sẵn và đưa vào tử cung bò cái. Phương pháp này vừa giúp đảm bảo an toàn lại chọn được giống tốt theo yêu cầu. Nó rất phù hợp với bò mẹ để cho ra bò con có chất lượng tốt.

Cách chăm sóc, đỡ đẻ bò sữa

Với bò cái sắp đẻ thì cần tách đàn trước 15 ngày. Đồng thời phải theo dõi thường xuyên để có biện pháp kịp thời nếu sự cố xảy ra. Thông thường người ta sẽ để bò đẻ tự nhiên, nhưng nếu 2 – 3h mà bò vẫn không đẻ được thì cần có biện pháp can thiệp. Thời gian bò mang thai là 9 tháng 10 ngày nhưng có thể chênh lệch thêm 5 – 6 ngày.

Khi đỡ đẻ cho bò cần chuẩn bị:

  • Nước muối 10% hoặc thuốc tím 0.1%
  • Cồn iot sát khuẩn hoặc cồn 750
  • Rơm, cỏ khô, xà bông
  • Một số loại thuốc thú ý như vitamin C; oxytocin; camphora,….

Cách đỡ đẻ cho bò sữa

  • Sát khuẩn tay bằng cồn, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bò, đặc biệt ở phần âm hộ và mông.
  • Kiểm tra tư thế thai xem thuận hay nghịch.
  • Trước khi đẻ bọc ối của bò sẽ vỡ, bò mẹ rặn thì con sex lọt ra ngoài. Trường hợp bò mẹ quá yếu thì cần kéo thai hoặc kích thích để bò rặn. Cách kích thích là chích con muỗi 2 – 3 lần từ 100 – 150 UI oxytocin, mỗi lần cách nhau 30 phút. Không tiêm quá liều bỏi oxytocin quá liều có thể dẫn đến bò mẹ bị bể tử cung do rặn quá mức.
  • Với bê mới lọt lòng thì để bò mẹ tự liếm. Nếu bò mẹ không liếm thì dùng khăn lau khô, bóc móng để bê đứng; cắt rốn cách bụng chừng 15cm. Sau khi đẻ, cho bò mẹ uống nước hòa cám và muối; trong 1 – 2h tiếp theo đợi bê con cứng cáp hơn thì cho bú sữa đầu.

Cách đỡ đẻ cho bò sữa

Chăm sóc bò sữa đẻ giai đoạn hậu sản

Ở giai đoạn hậu sản, bà con cho bò ăn thức ăn để bồi dưỡng và thức ăn xanh non. Cần dùng bock để rửa tử cung bò bằng nước sát trùng 3 – 4 ngày đầu để tránh viêm nhiễm.

Chế độ vắt sữa bò như sau:

  • Những ngày đầu sau đẻ cần dùng nước nóng để chườm đầu vú bò cho mềm; tăng cường xoa bóp 3 – 4 lần/ngày đến khi bầu vú mềm trở lại.
  • Thực hiện chế độ này thường xuyên, liên tục trong 10 ngày. Nếu sữa bò vắt ra màu hồng thì cần giảm lượng thức ăn tinh lại.

Cách chăm và nuôi bò sữa

Bê từ 0 – 7 ngày tuổi

Đây là thời gian sữa mẹ vô cùng quan trọng bởi nó chứa colostrum. Thành phần chứa chất kháng thể và dinh dưỡng cao nên cần phải cho bê con bú sữa mẹ sớm. Với bò mẹ vắt sữa thì không nên để bê con bú trực tiếp mà nên vắt ra xô để bê con tự uống.

Cách cho bê uống sữa như sau:

  • Đầu tiên cần nhúng ngón tay vào sữa rồi bỏ vào miệng bê con.
  • Kéo từ từ ngón tay xuống xô sữa đến khi bê con mút cả ngón tay và sữa trong xô.
  • Tập trong khoảng 3 – 4 ngày đầu bê con sẽ quen dần và tự uống được.
  • Mỗi ngày cần chia 5 – 6kg sữa và tùy theo thể trọng của bê con.

Bê từ 8 – 120 ngày tuổi

Ngoài sữa, trong thời gian đầu bà con nên tập cho bê con ăn cả cỏ non và cám để phát triển dạ cỏ. Khi được 4 tháng tuổi thì cần cai sữa cho bê và bổ sung thêm đạm, khoáng đa lượng – vi lượng. Khẩu phần sữa mỗi ngày theo độ tuổi là:

  • 8 – 30 ngày tuổi: lượng sữa trung bình 6kg/ngày.
  • 30 – 60 ngày tuổi: lượng sữa trung bình 4kg/ngày.
  • 60 – 90 ngày tuổi: lượng sữa trung bình 2kg/ngày.
  • 90 – 120 ngày tuổi: lượng sữa trung bình 1kg/ngày.

Bạn cũng có thể thay thế một phần sữa bằng cháo bắp, cháo tấm,….. Nếu bê ăn bị tiêu chảy thì cần cân đối lại khẩu phần ăn sao cho hợp lý.

bê sữa con

Giai đoạn bê cai sữa đến khi bò tơ

Giai đoạn chuyển tiếp này rất quan trọng. Do đó, ngoài kỹ thuật chăm nuôi bò sữa cùng các yếu tố truyền nhiễm bệnh từ ngoài thì sự phát triển của bê cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục và sản lượng sữa về sau. Chính vì vậy, việc chăm sóc, vận động, tắm chải, chế độ ăn của bê cần phải được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt.

Ở giai đoạn này, khẩu phần ăn của bê như sau:

  • Thức ăn tinh: cám hỗn hợp 16 – 18% protein
  • 4 – 12 tháng tuổi cần cho ăn 0.6 – 0.8kg/con/ngày
  • Khi là bò tơ thì ăn 1 – 1.2kg/con/ngày

Ngoài ra, bà con cần bổ sung cả muỗi, mật, urea, các thức ăn thường bổ sung vào mùa nắng. Thường nếu chỉ cỏ khô sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế bà con cần hòa tan các loại thức ăn trên vào nước và tưới lên cỏ khô cho bò. Chỉ số bổ sung urea cho bò 9 – 12 tháng tuổi là 15 – 20g/con, chia 3 lần/ngày. Một số thức ăn như cỏ và rơm thì để bò tự ăn.

Cách nuôi và vắt sữa

Ở giai đoạn này bò phải đạt một số yêu cầu như: đạt sản lượng cao; động dục sớm; sức khỏe tốt. Khẩu phần ăn cho giai đoạn này gồm:

  • Khẩu phần sản xuất: 0.4 đơn vị thức ăn cho 1kg sữa
  • Khẩu phần duy trì: 0.1 đơn vị thức ăn cho 100kg trọng lượng.

Thực tế, chúng ta chỉ nên cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất; khẩu phần duy trì thì cung cấp cỏ, mật,…. Với thức ăn xanh thì cho bò ăn tự do. Lượng nước cho bò trung bình 1 ngày là 40 – 50 lít. Nếu bò sữa có sản lượng cao thì phải 100 – 120 lít nước mỗi ngày. Khi đến mùa khô thì cần bổ sung thêm năng lượng và đạm.

Các quy định trong vắt sữa bò

  • Vắt đúng giờ và cố định người vắt để không làm bò sợ khi gặp người lạ.
  • Giữ yên lặng khi vắt sữa; không hút thuốc hoặc gây cho bò cảm giác khó chịu.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vắt, móng tay cắt ngắn để không làm trầy vú bò; phải đeo khẩu trang và đảm bảo về tình trạng sức khỏe.
  • Các dụng cụ vắt sữa, chuồng trại cần đảm bảo hợp vệ sinh.
  • Ưu tiên vắt sữa cho bò cao sản trước rồi đến trung sản và thấp sản.
  • Vắt sữa bò không viêm vú trước, bò bị viêm vú thì vắt sau.
  • Với bò viêm vú, vú nào không viêm thì vắt trước, vú nào viêm thì vắt sau. Sữa từ bò viêm vú không được dùng.
  • Sữa bò mới vắt trong 10 – 15 ngày đầu sẽ chứa các kháng thể và hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó chỉ cần cho bê con uống, không pha lẫn sữa khác là được.
  • Không dùng sữa mới vắt từ gia súc mới tiêm kháng sinh trong 24h; gia súc chích vắc-xin nhiệt than thì trong 15 ngày.

vắt sữa bò

Quy trình vắt sữa bò

  • Đưa bò vào vị trí và cho ăn thức ăn tinh theo khẩu phần tiêu chuẩn.
  • Cố định cổ, cột chân bò. Người vắt cần ngồi đúng tư thế vắt sữa.
  • Rửa vú bò bằng nước sạch và lau khô.
  • Trước khi vắt sữa vào xô đựng cần thử vắt mỗi vú vài tia ra miếng vải đen để xem vú có bị viêm không.
  • Xoa kích thú vú bò để mang lại sự dễ chịu và kích thích sữa xuống.
  • Dùng ngón cái, ngón nhỏ để thít chặt cơ vú để sữa không chảy ngược lịa bầu vú. Tiếp tục thít chặt các ngón còn lại để sữa chảy vào bầu vú, ngón út cách bầu vú 0.5cm. Khi thấy sữa chảy ra núm vú thì bỏ ngón cái, trỏ, và các ngón khác ra.
  • Lúc này sữa sẽ dần xuống núm vú, thao tác vắt sữa lặp lại như ban đầu. Thông thường mỗi phút vắt 1 lít sữa và vừa.
  • Thứ tự vắt với các núm vú cũng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Do đó bà con nên vắt chéo thẳng một phía.
  • Khi thấy bầu vú còng khoảng 8 – 10% sữa thì dừng lại không vắt và xoa vú. Đầu tiên cần xoa nửa bầu vú trái rồi chuyển sang nửa bầu phải giống xoa kích thích. Tuy nhiên, lần này sẽ ấn mạnh hơn để dồn sữa lại xuống núm vú. Sau khi đã xoa kết thúc thì tiến hành vắt kiệt, vuốt kiệt sữa để tránh bị viêm vú.

Lưu ý:

  • Khi xoa và kích thích vú cần làm nhẹ nhàng, tránh xoa mạnh sẽ gây khó chịu cho bò.
  • Vệ sinh sạch sẽ bầu vú sau khi vắt sữa và lâu khô.
  • Tránh cho bò nằm ngay sau khi vắt sữa để không bị nhiễm khuẩn.
  • Khi bò bị viêm vú thì cần điều trị ngay.
  • Dọn rửa, lau chùi nền chuồng, máng ăn giữa 2 lần vắt sữa để đảm bảo vệ sinh.

Cách vệ sinh chuồng trại và phòng trị bệnh khi nuôi bò sữa

Với chuồng trại cần đảm bảo hợp vệ sinh; thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông; có sân chơi vận động cho bò.

đảm bảo vệ sinh chuồng trại

Khi phòng và trị bệnh thì thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, không h ôi thối, ẩm mốc hay bị chua; nước uống sạch và không được dùng nước có dịch bệnh. Đồng thời, bà con nên nhớ một số quy tắc vệ sinh thân thể bò như sau:

  • Tắm sạch sẽ để bò có sức khỏe tốt.
  • Phun thuốc diệt ve cho bò thường xuyên.
  • Thay đổi thuốc phun nếu không thấy có hiệu quả.
  • Tiêu độc, khử trùng định kỳ bằng vôi sống hàng tháng.

nguồn : http://vattunganhsua.com/

Thiết bị trang trại Nuôi bò.vn

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 090.6732.376

Gmail: nuoibo.vn@gmail.com

Website: http://nuoibo.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nuoibo.vn

0906732376