Chat hỗ trợ
Chat ngay

   

Dịch bệnh trên đàn vật nuôi ở An Giang được kiểm soát tốt nhờ tiêm phòng

Anh-1-071009_834
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

AN GIANG Tính từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở An Giang được kiểm soát tốt nhờ tiêm phòng, tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi.

An Giang tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau dịch Covid-19 An Giang đã tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm khá mạnh nhằm khôi phục lại ngành chăn nuôi và hướng đến ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp trang trại quy mô lớn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, tính từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi. Giá bán thịt hơi gia súc, gia cầm luôn ổn định ở mức cao nên quy mô đàn chăn nuôi của tỉnh tiếp tục ổn định về số lượng và sản phẩm thịt hơi xuất chuồng.

Hiện đàn heo ở An Giang có khoảng 62 ngàn con đang trên đà tăng trưởng về số đàn so cùng kỳ, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong bình quân mỗi tháng gần 2.000 tấn. Đàn trâu bò hiện có trên 70 ngàn con, trong đó bò hơn 68,2 ngàn con, sản lượng thịt hơi trâu bò xuất chuồng bình quân trong tháng đạt 1.135 tấn. Đàn gia cầm khoảng 5,2 triệu con, trong đó gà 1,35 triệu con, chủ yếu gà công nghiệp của các doanh nghiệp…

Ông Trần Tiến Hiệp, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang cho biết: Để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm hiện ngành thú y An Giang đang triển khai kế hoạch tiêm phòng bệnh tai xanh cho đàn heo nái và lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò đợt 1 năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian tiêm phòng từ ngày 10/5/2022 đến 10/6/2022.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, tính từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, tính từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đợt này, An Giang sẽ tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho tổng số 27.000 con trâu, bò. Phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu là 80% tổng đàn, 100% gia súc trong diện tiêm. Nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc chủ động giám sát dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra được kiểm soát xử lý kịp thời không để dịch lây lan ra diện rộng.

Cụ thể, tiêm phòng bệnh vắc xin LMLM cho 27.000 con trâu, bò tại 6 huyện vùng đệm và vùng nguy cơ thấp đợt 1 năm 2022. Sử dụng vắc xin LMLM type O từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp. Còn tiêm phòng bệnh Tai xanh cho đàn heo nái trong đợt này là 5.000 con, đặc biệt ưu tiên tiêm phòng cho các đàn heo nái, đực giống thuộc những vùng có nguy cơ cao, những vùng có ổ dịch cũ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Theo ông Trần Tiến Hiệp, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang, kế hoạch tiêm tiêm phòng vắc xin cho gia súc lần này là phân bổ số lượng vắc xin theo kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra, giám sát quá trình tiêm phòng. Đồng thời chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch; hướng dẫn nhân viên chăn nuôi và thú y thực hiện tiêm phòng đúng đối tượng và sử dụng vắc xin đúng mục đích.

Ngành thú y An Giang còn đẩy mạnh công tác điều trị, giám sát dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh tiêu độc trên đàn vật nuôi trong mùa mưa hiện nay. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành thú y An Giang còn đẩy mạnh công tác điều trị, giám sát dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh tiêu độc trên đàn vật nuôi trong mùa mưa hiện nay. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt chú ý, đối với gia súc mới tiêm phòng lần đầu bắt buộc phải tiêm phòng đủ 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 28 ngày cùng loại với vắc xin lần thứ nhất, sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch khép kín. Song song với việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ngành thú y An Giang còn đẩy mạnh công tác điều trị, giám sát dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh tiêu độc trên đàn vật nuôi.

Mùa mưa đến thường xảy ra lẻ tẻ một số bệnh như cảm nóng say nắng, bỏ ăn, Ecoli, tụ huyết trùng, phó thương hàn…đã được lực lượng cán bộ thú y tại địa phương can thiệp kịp thời ở 780 hộ nuôi trên địa bàn tỉnh, với 1.617 con. Trong đó heo 803 con, trâu bò 464 con, dê 45 con và chó 305 con. Kết quả 1.610 con khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,6%.

Bên cạnh đó ngành chuyên môn còn thực hiện vệ sinh tiêu độc thường xuyên phương tiện vận chuyển, quầy kệ bán thịt gia súc, gia cầm, khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc, phương tiện xe vận chuyển, quầy kệ bán thịt gia súc, gia cầm, cơ sở giết mổ, cơ sở ấp trứng gia cầm.

Nguồn : Báo Nông Nghiệp

0906732376